Phân hóa trong quan điểm mở rộng BRICS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 5 nền kinh tế mới nổi BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi ( từ ngày 22-24/8) đã diễn ra tại Johannesburg với chủ đề “BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì Tăng trưởng nhanh, Phát triển bền vững và Chủ nghĩa đa phương bao trùm”.
Hội nghị BRICS không thảo luận đồng tiền chung mới. Ảnh: news.bitcoin.com

Hội nghị BRICS không thảo luận đồng tiền chung mới. Ảnh: news.bitcoin.com

Hội nghị có sự tham gia trực tiếp của nguyên thủ quốc gia 4/5 nước thành viên, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tham gia bằng hình thức trực tuyến. Gần 70 quốc gia, trong đó có toàn bộ các nước châu Phi, được mời tham dự Hội nghị. Khoảng 50 quốc gia trong số này xác nhận có nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo Chính phủ tham dự.

Thông tin trước giờ khai mạc Hội nghị cho biết, khoảng 40 quốc gia bày tỏ quan tâm vấn đề gia nhập BRICS, trong đó 23 nền kinh tế đã có đơn gia nhập.

Tuy nhiên theo Reuters, các nhà lãnh đạo đã có những bất đồng nhất định trong việc thảo luận hướng đi mới của khối, vốn được cho là nhằm tăng cường ảnh hưởng toàn cầu.

Trước đó, ngoại trưởng Ấn Độ Vinay Kwatra cho biết Ấn Độ có “suy nghĩ tích cực và tư duy cởi mở” về việc mở rộng khối.

Trung Quốc cho rằng việc mở rộng BRICS là cần thiết và ủng hộ kế hoạch này.

Song Brazil lại có quan điểm khác. “ Chúng tôi không muốn trở thành đối trọng với G7, G20 hay Mỹ. Chúng tôi chỉ muốn tự quản lý nội khối”- Tổng thống Brazil Luiz Inacio da Silva nói.

Argentina tham gia đàm phán gia nhập BRICS cũng nói với Reuters rằng, dự kiến không có thành viên mới nào được kết nạp vào khối tại hội nghị thượng đỉnh lần này.

Phát biểu về hội nghị thượng đỉnh BRICS, cố vấn an ninh nhà Trắng Jake Sullivan không cho rằng BRICS trở thành đối thủ địa chính trị của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

(GLO)- Ngày 18-12, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ ký ban hành Công văn số 24/CV-BCDDTKNQ18 về Định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Già làng Nay Hen (bìa trái, buôn Jứ, xã Ia Broắi) hướng dẫn người dân chuẩn bị cây giống thuốc lá. Ảnh: L.N

Ia Pa phát huy vai trò người uy tín

(GLO)- Những năm qua, đội ngũ người có uy tín ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền thực hiện chính sách dân tộc và giữ gìn khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, là tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống.

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa. Ảnh: Q.T

Ayun Pa cần chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức đại hội Đảng các cấp

(GLO)-Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa và buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra ngày 12-12.