9 binh sỹ mũ nồi xanh Campuchia dương tính với virus SARS-CoV-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế Campuchia đã đề nghị hơn 70 lính mũ nồi xanh Campuchia tự cách ly ở nhà dù đã kết thúc 14 ngày cách ly bắt buộc tại trung tâm, sau khi 9 binh sỹ trong số này có xét nghiệm dương tính.

Binh sỹ Campuchia tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Mali. (Nguồn: cambodianess.com)
Binh sỹ Campuchia tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Mali. (Nguồn: cambodianess.com)

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sáng 11/8, Bộ Y tế Campuchia thông báo ghi nhận thêm 15 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 - tất cả đều là trường hợp nhập cảnh - nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 266 ca.

Các ca nhiễm mới nói trên gồm 13 công dân Trung Quốc trên chuyến bay có 119 hành khách xuất phát từ Phillipines đến Campuchia ngày 9/8 và 2 công dân Campuchia trên chuyến bay có 75 hành khách từ Mỹ về Campuchia quá cảnh Đài Loan (Trung Quốc) ngày 9/8.
Hiện các bệnh nhân này đang được điều trị tại các trung tâm cách ly ở thủ đô Phnom Penh và thành phố Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk.
Trong khi đó, các hành khách còn lại có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 tiếp tục được cách ly, theo dõi theo quy định của Bộ Y tế Campuchia.
Trong tổng số 266 ca mắc COVID-19 tại Campuchia cho đến nay, 220 ca đã được điều trị khỏi bệnh.
Liên quan dịch COVID-19, Bộ Y tế Campuchia ngày 10/8 đã ra thông báo đề nghị hơn 70 lính mũ nồi xanh Campuchia tự cách ly ở nhà dù đã kết thúc 14 ngày cách ly bắt buộc tại trung tâm, sau khi 9 binh sỹ trong số này có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine cho biết trong tháng 7 vừa qua có hơn 80 lính mũ nồi xanh Campuchia ở Mali trở về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Những binh sỹ này có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 ngay khi về nước và được sắp xếp ở trong khu cách ly thuộc Trung tâm Lực lượng gìn giữ hòa bình và Rà phá bom mìn chiến tranh ở tỉnh Kampong Speu từ ngày 10/7.
Vào ngày thứ 13 của thời gian cách ly, 4 người trong số này có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Những người còn lại tiếp tục được cách ly thêm 14 ngày và xét nghiệm lần thứ ba cho thấy 4 binh sỹ trong số này có kết quả dương tính.
Số binh sỹ còn lại được phép về tự cách ly tại nhà riêng. Tuy nhiên, ngày 9/8, Bộ Y tế Campuchia xác nhận một nữ quân nhân mũ nồi xanh 27 tuổi, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 khi đang tự cách ly tại nhà riêng ở thành phố Takhmao thuộc tỉnh Kandal.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày 27/7/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày 27/7/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Cùng ngày 11/8, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết đã ghi nhận thêm 44 ca nhiễm mới tại Trung Quốc đại lục trong ngày 10/8, trong đó có 13 ca lây nhiễm trong cộng đồng đều ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương và 31 ca nhập cảnh.
Theo báo cáo hằng ngày của NHC, trong số 31 ca nhập cảnh có 9 ca ở tỉnh Thiểm Tây, 8 ca ở Thượng Hải, 6 ca ở tỉnh Sơn Đông, 3 ca ở tỉnh Quảng Đông, 2 ca ở tỉnh Cam Túc; các tỉnh Hà Bắc, Hắc Long Giang và Chiết Giang mỗi tỉnh ghi nhận 1 ca nhập cảnh.
Không có ca tử vong nào do COVID-19 tại Trung Quốc đại lục trong ngày 10/8.
Tính đến hết ngày 10/8, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 84.712 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.634 ca tử vong. 79.284 bệnh nhân đã khỏi bệnh và được xuất viện.
Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết nước này có thêm 34 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, trong đó có 23 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 11 ca nhập cảnh.
Trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng, Seoul ghi nhận 6 ca, tỉnh Gyeonggi có 7 ca, thành phố Busan có 9 ca. Trong số ca nhiễm nhập cảnh có 3 ca được phát hiện tại trạm kiểm dịch.
Tổng số ca mắc COVID-19 tại Hàn Quốc tính đến nay là 14.660 người, trong đó 305 người tử vong. 13.729 bệnh nhân đã khỏi bệnh và được xuất viện.
Minh Châu-Vũ Hùng-Trần Long (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?