Rận làm tổ, đẻ trứng chi chít trên mi mắt người đàn ông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 14-1, Bệnh viện mắt Hoa Lư (TP. Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) thông tin vừa tiếp nhận, xử lí một trường hợp rận mu kí sinh, làm tổ chi chít trên mi mắt người đàn ông.

Ông L.Q.H. (SN 1962; ngụ TP. Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) có triệu chứng ngứa dữ dội mắt trái lâu ngày dù đã tự nhỏ nhiều loại thuốc nhưng không khỏi. Ông H. phải đến Bệnh viện mắt Hoa Lư (TP. Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) thăm khám.

hinh-anh-ran-mu-ky-sinh-de-trung-chi-chit-tren-mi-mat-nguoi-dan-ong.jpg
Hình ảnh rận mu ký sinh, đẻ trứng chi chít trên mi mắt người đàn ông

Tại đây, sau khi soi dưới kính sinh hiển vi, bác sĩ phát hiện hàng trăm con rận mu trưởng thành, nhiều ấu trùng còn sống kèm vỏ kén chi chít dưới chân lông mi của ông H.. Xung quanh mi mắt trái viêm nặng, loét niêm mạc da mi, rụng lông mi.

Bác sĩ phải soi dưới kính hiển vi để gắp rận, vệ sinh sát khuẩn hai bên mắt bệnh nhân và làm sạch các ổ trứng, ký sinh trùng, đồng thời kê đơn thuốc để sử dụng tại nhà.

Rận mu còn gọi là rận mi, rận lông mu, rận bẹn, là một loài côn trùng sống kí sinh và sinh sản chủ yếu ở vùng bộ phận sinh dục hoặc lông mày, mi, râu, ria mép, nách. Chúng xuất hiện ở nhiều nơi, nhất là với các gia đình hay nuôi chó mèo, trâu bò. Khi kí sinh trên cơ thể người, chúng sẽ hút máu vật chủ để sinh sống, phát triển. Rận mu gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ khuyến cáo khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm rận mu, cần đến cơ sở y tế điều trị kịp thời và được tư vấn cách phòng tránh lây lan.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.