Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hơn 40 vận động viên tại Thế vận hội Paris 2024 đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, cho thấy số ca mắc virus SARS-CoV-2 đang gia tăng trên toàn cầu.
Tổng giám đốc WHO cho biết số người tử vong vì COVID-19 vẫn tiếp tục tăng nhưng tỷ lệ tiêm vaccine đang giảm ở hai nhóm có nguy cơ cao nhất là nhân viên y tế và người trên 60 tuổi.
Thành viên Ủy ban Khoa học chống COVID-19 của Tunisia đánh giá biến thể EG.5 ít có khả năng lây nhiễm hơn, vì vậy sẽ không phải là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng so với các biến thể khác.
Các nhà khoa học Mỹ đã thu thập gần 9.000 mẫu hô hấp của hươu từ tháng 11/2021 đến tháng 4/2022 và phát hiện gần 300 con nhiễm SARS-CoV-2, bao gồm các biến thể Alpha, Gamma, Delta và Omicron.
Các biến thể phụ XBB của Omicron đang là những biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại Trung Quốc và hiện không có sự thay đổi lớn nào đối với khả năng gây bệnh của những biến thể trên.
Kế hoạch chiến lược ứng phó với COVID-19 cho giai đoạn 2023-2025 của WHO sẽ hỗ trợ các nước chuyển từ ứng phó khẩn cấp sang quản lý, kiểm soát và phòng ngừa dịch COVID-19 một cách bền vững lâu dài.
Gần đây, số ca mắc dịch Covid-19 có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong tuần thứ 2 của tháng 4, cả nước ghi nhận hơn 2.653 ca mắc mới Covid-19 (trung bình 379 ca/ngày), là tuần có số ca mắc cao nhất từ đầu năm 2023 đến nay.
Một người bạn hỏi tôi: “Có nên tiêm vaccine Covid-19 mũi nhắc lại không?“. Dù không phải là bác sĩ hay nhân viên y tế, nhưng tôi vẫn khuyên nên tiêm nhắc lại nếu có điều kiện, bởi đó là hành động cần thiết và trách nhiệm để bảo vệ chính bản thân mình, bảo vệ cộng đồng.
Thông báo của Viện Y tế Cộng đồng Croatia đưa ra ngày 24/6 đã ghi nhận sự xuất hiện tại quốc gia này các biến thể mới của chủng Omicron SARS-CoV-2 BA.4 và BA.5.
Trung Quốc lần nữa chỉ trích giả thuyết rằng virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 có thể phát tán từ một phòng thí nghiệm ở nước này, xem đó như “lời nói dối có động cơ chính trị“.
Các hợp chất gây bất ngờ trong trà xanh có vừa khả năng làm virus SARS-CoV-2 “chết yểu“, vừa chống lại được một loạt các tổn thương nguy hiểm mà virus này có thể gây ra cho cơ thể người.
Triều Tiên thông báo ghi nhận ca đầu tiên của nước này nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 và tuyên bố triển khai hệ thống kiểm soát virus “khẩn cấp tối đa“.
Bằng chứng gần đây cho thấy mắc COVID-19 có thể làm giảm khả năng sinh sản của nam giới và virus SARS-CoV-2 đã được tìm thấy trong các cơ quan sinh sản của nam giới.
Mới đây, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả, tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, Bộ Y tế vừa gửi văn bản hướng dẫn các bệnh viện và cơ quan y tế địa phương về việc xét nghiệm để phát hiện nghi mắc COVID-19 và cho người ra viện.
Bộ Y tế Campuchia ra thông báo phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, trong khi Slovenia xác nhận có 4 trường hợp nhiễm biến thể này.
Theo thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể Omicron được phát hiện lần đầu ở Botswana, Nam Phi vào ngày 24-11 và có tới 32 đột biến ở protein gai.
Ngày 26-11, theo kế hoạch, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức một phiên họp đặc biệt để thảo luận những vấn đề liên quan đến B.1.1.529 - một biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Chính phủ Anh ngày 25/11 thông báo đưa thêm 6 quốc gia châu Phi vào “danh sách đỏ“ về hoạt động đi lại sau khi Cơ quan An ninh Y tế nước này (UKHSA) bày tỏ mối quan ngại về biến thể B.1.1.529.