Có khả năng virus SARS-CoV-2 đã lây từ hươu sang người nhiều lần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các nhà khoa học Mỹ đã thu thập gần 9.000 mẫu hô hấp của hươu từ tháng 11/2021 đến tháng 4/2022 và phát hiện gần 300 con nhiễm SARS-CoV-2, bao gồm các biến thể Alpha, Gamma, Delta và Omicron.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Ảnh minh họa. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Theo phân tích các mẫu lấy từ động vật, các nhà khoa học đã phát hiện rằng nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 đã lây truyền nhiều lần từ hươu sang người.

Kết quả trên được công bố trên Tạp chí Nature số ra mới đây.

Nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cùng Bộ Nông nghiệp Mỹ đã tiến hành thu thập 8.830 mẫu hô hấp của hươu đuôi trắng không bị nuôi nhốt tại 26 bang và Thủ đô Washington (Mỹ) trong khoảng thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 4/2022.

Trong các mẫu thu thập được, các nhà khoa học đã phát hiện 282 con hươu nhiễm virus SARS-CoV-2 và ba dòng khác nhau của virus này, bao gồm các biến thể Alpha, Gamma, Delta và Omicron.

Phân tích về tiến hóa cho thấy những loại virus lây nhiễm sang hươu đuôi trắng này có nguồn gốc từ ít nhất 109 lần lây lan độc lập từ con người. Điều này dẫn đến 39 trường hợp lây truyền từ hươu sang hươu tại địa phương và ba trường hợp có khả năng lây lan từ hươu đuôi trắng trở lại con người.

Các phát hiện cho thấy nhiều dòng của virus SARS-CoV-2 đã được du nhập, trở thành bệnh dịch và cùng lưu hành ở hươu đuôi trắng.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.