Chủ động trước diễn biến mới của dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần đây, số ca mắc dịch Covid-19 có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong tuần thứ 2 của tháng 4, cả nước ghi nhận hơn 2.653 ca mắc mới Covid-19 (trung bình 379 ca/ngày), là tuần có số ca mắc cao nhất từ đầu năm 2023 đến nay.

Dù số ca mắc Covid-19 tăng cao trở lại nhưng thực tế tình hình dịch Covid-19 trong nước đang được kiểm soát tốt khi Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới nên giảm các trường hợp bệnh nặng và đã qua hơn 105 ngày không ghi nhận ca tử vong.

Đánh giá sơ bộ về cấp độ dịch dựa vào số liệu (số ca mắc, tử vong, độ bao phủ vaccine, khả năng đáp ứng thu dung với quy mô toàn quốc) thì tất cả yếu tố đều là màu xanh - an toàn và không vượt qua cấp độ 1.

Dịch Covid-19 gia tăng do đến thời điểm này, biến thể phụ Omicron của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện được 16 tháng với hơn 500 biến thể phụ khác nhau. Biến thể này đang lưu hành hầu hết các nơi trên thế giới, chiếm ưu thế và có đặc tính lây lan nhanh. Một số khu vực ghi nhận số ca mắc tăng cục bộ, tăng số ca nặng là do số ca mắc tăng tương ứng.

Hơn nữa, hiện nay hầu hết các nước đã mở cửa, nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, kể cả ở những nước có sự lây nhiễm cao. Cùng với đó việc giao lưu đi lại sau 3 năm đại dịch tăng rất cao cũng làm gia tăng sự giao tiếp, giao lưu tạo điều kiện cho virus lây lan.

Đáng lưu ý, thời gian qua hoạt động phòng chống dịch của chúng ta đạt hiệu quả nhờ đẩy mạnh tiêm vaccine nhưng cũng vì thế, một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan với biện pháp phòng chống dịch như: lơ là đeo khẩu trang và khử khuẩn… làm gia tăng sự lây nhiễm.

Dù chúng ta đã bao phủ rất cao vaccine Covid-19, với liều cơ bản bao phủ gần như 100% cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên, nhưng có nơi, có chỗ, tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt như mong muốn, nhất là với đối tượng nguy cơ cao.

Tình hình dịch Covid-19 ở nước ta đang được kiểm soát, nhưng trước các yếu tố nguy cơ trên đòi hỏi chúng ta không được phép chủ quan, lơ là, cũng không quá hoang mang, lo lắng mà cần bình tĩnh, chủ động chuẩn bị để đáp ứng kịp thời với các tình huống của dịch.

Bởi lẽ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục có đánh giá rằng thế giới vẫn trong giai đoạn đại dịch Covid-19, đồng thời cảnh báo những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

Để phòng ngừa dịch Covid-19, đòi hỏi các địa phương, cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, trong đó đẩy mạnh rà soát cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch; công bố thông tin chính xác, minh bạch để hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; đánh giá cấp độ dịch ở cấp xã, phường, khi phát hiện ca bệnh, chùm ca bệnh thì nhanh chóng xử lý, khoanh vùng, không làm ảnh hưởng, gián đoạn đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

Sắp tới là dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 dài ngày, nhu cầu đi lại, giao lưu, du lịch tăng cao nên người dân và cộng đồng xã hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.

GS-TS PHAN TRỌNG LÂN, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.