8 trường đại học phía Nam được cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực 6 bậc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cả nước có 16 trường ĐH được Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ngày 16-2 cho biết vừa công bố danh sách các trường đại học tại khu vực phía Nam được phép cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

Theo đó, có 16 đơn vị được Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.


 

 Trường ĐH Sư phạm TP HCM là một trong 16 trường được phép cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam
Trường ĐH Sư phạm TP HCM là một trong 16 trường được phép cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam


Khu vực phía Nam có 8 trường đại học được phép cấp chứng chỉ ngoại ngữ này gồm: Trường Đại học Sư phạm TP HCM, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Quy Nhơn và Trường Đại học Tây Nguyên.

Trường Đại học Tây Nguyên là đơn vị mới nhất được cấp quyền tổ chức việc thi và cấp phát, quản lý chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo đúng quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT.

Khung ngoại ngữ (tiếng Anh) 6 bậc được Bộ GD-ĐT quy định dùng để thay thế hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ hệ A-B-C trước đây. Theo đó, khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng Khung tham chiếu châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam.

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc được chia làm 3 cấp (sơ cấp, trung cấp và cao cấp) và 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR).

Theo Yến Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.