7 quyền lợi cho lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ có thời gian và sức khỏe để chăm sóc con, Bộ luật Lao động, các Luật liên quan và văn bản hướng dẫn đã dành cho lao động nữ nhiều ưu tiên.

Theo đó, 7 quyền lợi sau lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi cần biết.

1. Không làm đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa khi người lao động không đồng ý

Nội dung này được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019:

Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Theo đó, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu không đồng ý sẽ không phải làm ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa.

2. Được chuyển công việc nhẹ nhàng hơn

Căn cứ khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động, năm 2019, lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, lao động nữ đang làm công việc có yêu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con thì khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được bố trí công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn, hoặc được giảm bớt giờ làm việc mà không bị cắt giảm tiền lương.

3. Mỗi ngày được nghỉ 1 giờ hưởng nguyên lương

Để tạo điều kiện cho trong việc cho con bú, trữ sữa và nghỉ ngơi, khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động, năm 2019 quy định lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ được phép thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí việc lịch nghỉ linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

 

 


Đặc biệt, nếu không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý cho làm việc thì người lao động sẽ được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.

4. Không bị sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động

Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động, năm 2019 quy định một trong các trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đó là lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đồng thời, khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động, năm 2019 cũng ghi nhận:  Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, doanh nghiệp không được phép chấm sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đông lao động vì lý do nuôi con nhỏ, trừ khi một số trường hợp đặc biệt như: người sử dụng lao động chết, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động,…

Nếu sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng (theo điểm e khoản 2 Điều 27 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

5. Không bị xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động,năm 2019, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật.

Chính vì vậy, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng mà vi phạm kỷ luật thì lao động nữ sẽ không bị xử lý. Mà phải chờ đến khi hết thời gian này, đồng thời còn thời hiệu xử lý, người sử dụng lao động mới được tiến hành xử lý kỷ luật người lao động.

Theo Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp đặc biệt là 12 tháng. Khi hết thời gian người lao động nuôi con dưới 12 tháng, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu nhưng không quá 60 ngày.

6. Được bảo đảm về công việc

Theo Điều 140 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ sau khi nghỉ thai sản và quay trở lại làm việc sẽ được bảo đảm việc làm cũ mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản.

Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.


 

 


Đồng thời, nếu hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì lao động nữ còn được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới (khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).

7. Hưởng chế độ ốm đau khi con ốm

Điều 141 Bộ luật Lao động, năm 2019 đã ghi nhận về quyền lợi khi người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau. Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng theo chế độ của Bảo hiểm xã hội (BHXH).

Căn cứ Điều 25 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau khi con bị bệnh nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện:

- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau;

- Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

 

Theo An Chi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.