7 loại thực phẩm cẩn thận khi hâm nóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thức ăn luôn ngon hơn khi ăn nóng, do vậy hầu hết chúng ta đều có thói quen hâm nóng thức ăn trước khi dùng. Tuy nhiên, bạn có biết điều này không những làm giảm đi thành phần dinh dưỡng vốn có mà đôi khi còn tạo ra những chất độc vô cùng nguy hiểm cho cơ thể. 7 thực phẩm sau đây có nguy cơ trở thành “độc dược” khi chúng được hâm nóng lại:
Nếu cơm ăn còn thừa, tốt nhất hãy giữ trong tủ lạnh để các bào tử vi khuẩn không thể phát triển, sau đó có thể hâm nóng lại khi ăn.
Nếu cơm ăn còn thừa, tốt nhất hãy giữ trong tủ lạnh để các bào tử vi khuẩn không thể phát triển, sau đó có thể hâm nóng lại khi ăn.
* Nấm: Đây là một món ăn yêu thích của nhiều người, một số người còn có thói quen dự trữ nấm trong tủ lạnh như là một gia vị không thể thiếu cho những món ăn ngon. Tuy nhiên, điều này vô cùng nguy hại. Nấm giàu protein, khi hâm lại, các phân tử protein bị vỡ, tạo ra một số độc tố nhất định. Các độc tố này có thể dẫn đến chứng rối loạn dạ dày hoặc các vấn đề về tiêu hóa, nếu thường xuyên ăn nấm được hâm lại, bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
* Thịt gà: Sự có mặt của thịt gà trong danh sách những thực phẩm không nên hâm lại có thể khiến nhiều người “đau lòng”, vì thịt gà là thực phẩm yêu thích và một số người còn có thói quen dự trữ thịt gà đã nấu chín trong tủ lạnh 2 - 3 ngày để dùng dần. Tuy nhiên, thịt gà được hâm nóng thực sự không tốt như đa số chúng ta vẫn lầm tưởng. Tương tự như nấm, gà chứa hàm lượng protein cao, tiếp xúc nhiệt lần thứ 2 sẽ làm cho những phân tử protein này vỡ và biến thành độc tố, khi ăn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nếu muốn giữ gìn sức khỏe thì hãy chế biến thịt gà vừa đủ cho từng bữa ăn, hoặc “ngậm ngùi” ăn ngay khi vừa mang ra từ tủ lạnh.
* Cần tây và rau bina: Đây là 2 loại thực phẩm giàu nitrat, được dùng nhiều trong các món súp. Đa số chúng ta ít khi giữ súp qua đêm để dùng cho bữa sau, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bác sĩ khuyên bạn đừng nên hâm lại súp cần tây và rau bina vì khi tiếp xúc với nhiệt lần nữa, thành phần nitrat sẽ chuyển thành nitrit - là một chất gây ung thư và thực sự độc hại với cơ thể. Không riêng súp mà đừng bao giờ hâm lại bất kỳ món ăn nào có chứa cần tây và rau bina, hoặc các loại thực phẩm giàu nitrat khác như củ dền, cà rốt.
* Trứng: Là món ăn vô cùng quen thuộc ở mọi lứa tuổi, có thể ăn sáng, ăn trưa kèm với thực phẩm chính khác hoặc có thể là ăn tối. Cũng giống như thịt gà, nấm, trứng chứa vô vàn protein có lợi cho cơ thể, tuy nhiên trứng hâm lại thì hoàn toàn khác; toàn bộ protein sẽ bị phá hủy và không tốt cho hệ tiêu hóa chút nào. Ý tưởng tốt nhất là hãy chế biến trứng và ăn hết trong một lần duy nhất.
* Cơm: Có phải bạn đang giật mình, vì đa số chúng ta đều hâm cơm nguội lại trước khi ăn với suy nghĩ cơm nguội thì không tốt cho dạ dày. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại, gạo chứa lượng bào tử vi khuẩn cao, khi cơm đã được nấu chín và để ở nhiệt độ thường, các bào tử này sẽ nhân mạnh gây hại cho dạ dày. Nếu cơm ăn còn thừa, tốt nhất hãy giữ trong tủ lạnh để các bào tử vi khuẩn không thể phát triển, sau đó có thể hâm nóng lại khi ăn.
* Khoai tây: Lưu trữ khoai tây nấu chín ở nhiệt độ phòng làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn Clostridium botulinum - loại vi khuẩn gây ngộ độc botulism (ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến tê liệt cơ bắp). Tương tự như gạo, nếu muốn hâm lại khoai tây cho bữa ăn sau, tốt nhất nên bảo quản chúng vào tủ lạnh.
* Thực vật chứa dầu: Những thực vật chứa nhiều dầu như quả bơ, hạt quả nho, quả óc chó, quả phỉ sẽ gây mùi khó chịu khi hâm nóng lại. Khi được làm nóng trên 1900C, chúng tạo ra độc tố 4-hydroxy-2-trans-nonenal hoặc HNE, có thể làm tăng cholesterol xấu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Theo eDoctor/sggp (Dịch vụ khám chữa bệnh qua mạng)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.