6 loại thực phẩm phổ biến gây hại cho gan của bạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ gia vị đến dầu ăn, những thực phẩm phổ biến này có thể gây rắc rối cho gan của bạn.

Khoai tây chiên có nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe ẢNH: SHUTTERSTOCK
Khoai tây chiên có nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo các chuyên gia, nếu bạn muốn bảo vệ lá gan của mình và tránh các vấn đề sức khỏe, hãy đọc để biết những thực phẩm nào có thể gây hại cho gan của bạn, theo Eat This, Not That!
1. Đồ uống có đường
Rượu không phải là thức uống duy nhất có thể tàn phá sức khỏe lá gan của bạn. Theo bác sĩ Ian Braithwaite, đồng sáng lập của Habitual (Mỹ), đồ uống có đường cũng có thể ảnh hưởng đến gan của bạn.
"Ở liều lượng thấp, đường fructose được xử lý bởi ruột non, tuy nhiên ở liều lượng cao, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nó có thể dẫn đến ngộ độc gan. Thực phẩm cung cấp liều lượng fructose cao nhất là những thực phẩm chứa đường tinh chế cao, như nước ngọt", bác sĩ Braithwaite nói.

Thức uống có đường không tốt cho sức khỏe gan của bạn. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Thức uống có đường không tốt cho sức khỏe gan của bạn. Ảnh: SHUTTERSTOCK
2. Gia vị có đường ẩn
Những gia vị này là nguồn đường trong chế độ ăn uống của bạn, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan của bạn.
Bác sĩ Braithwaite nói: “Thường thì những nguồn nguy hiểm hơn của đường fructose là những nguồn mà hàm lượng đường ít rõ ràng hơn, chẳng hạn như sốt cà chua và nước sốt salad”, theo Eat This, Not That!
3. Khoai tây chiên
Những món khoai tây chiên này không chỉ là bổ sung một lượng calo vào chế độ ăn của bạn mà còn có thể gây hại cho gan của bạn.
"Khoai tây chiên có nhiều chất béo bão hòa. Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa dẫn đến tăng mỡ gan và đề kháng insulin", bác sĩ Leann Poston, thuộc Invigor Medical (Mỹ), giải thích.
4. Dầu thực vật
Không phải tất cả các loại dầu đều có lợi cho sức khỏe gan của bạn. Y tá Kelly Cole, thạc sĩ, người sáng lập Energy to Thrive Tribe (Mỹ), giải thích: “Dầu thực vật, chứa omega-6, bị ô xy hóa nhanh hơn khi nấu ăn và góp phần làm tổn thương gan do bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu”.
Y tá Cole cho biết thêm: “Dầu dừa sẽ không gây ra tổn thương này cho gan”, theo Eat This, Not That!
5. Thịt chế biến sẵn
Nếu lo lắng về sức khỏe gan của mình, bạn có thể nên suy nghĩ kỹ trước khi chọn món bánh mì thịt nguội.
Bác sĩ, cố vấn dinh dưỡng John Fawkes cho biết: Thịt chế biến sẵn là một nguồn ẩn chứa natri trong chế độ ăn của người Mỹ. Việc hấp thụ quá nhiều natri có thể làm mất cân bằng tỷ lệ chất lỏng trong cơ thể, khiến gan khó thực hiện quá trình lọc hiệu quả và có thể khiến gan gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.
6. Bánh mì trắng
Bác sĩ Fawkes cho biết: "Carbohydrate tinh chế thiếu chất xơ. Điều này dẫn đến việc tăng glucose trong máu, sau đó giải phóng insulin, dẫn đến tích tụ chất béo trên và xung quanh gan", theo Eat This, Not That!
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.