5 "thủ phạm" gây ung thư nhưng được nhiều người yêu thích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nguyên nhân gây ung thư chiếm 70% đến từ việc ăn uống. Do đó, nhận biết những món ăn gây hại cho sức khỏe sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này.
Rau muối chua
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ung thư nếu bạn không biết cách làm và ăn sao cho đúng.
Thói quen ăn món ăn này khi vẫn còn vị hăng, cay, chưa được lên men kỹ là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư. Bởi, trong dưa cà muối xổi hàm lượng nitrat chuyển thành nitrit sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm thường ăn như thịt, tôm cá, nhất là mắm tôm và chuyển thành nitrosamin – một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.
Trong quá trình chế biến nếu không bảo quản kỹ và để lên men quá lâu sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, hàm lượng muối lớn có trong món ăn này cũng không tốt cho sức khỏe.
Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ được sử dụng hằng ngày tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cao. Đồ họa: Hồng Nhật
Các loại thịt đỏ được sử dụng hằng ngày tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cao. Đồ họa: Hồng Nhật
Nghiên cứu gần đây được công bố vào năm 2017 cho thấy tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó, cũng có bằng chứng về mối liên hệ giữa việc ăn thịt đỏ với ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt. Các chuyên gia khuyến cáo để giảm nguy cơ bi ung thu, bạn không nên ăn quá 65 – 100g thịt đỏ mỗi tuần.
Thịt chế biến sẵn
Xúc xích, lạp sườn, thịt xông khói là những món ăn ngon miệng được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối cùng các chất hóa học quá mức cho phép sẽ gây hại đến sức khỏe.
Các chất hóa học và chất bảo quản được sử dụng bao gồm sodium nitrate giúp các loại thịt trông tươi và hấp dẫn hơn, nhưng chúng lại là một chất gây ung thư nguy hiểm.
Ăn khoai tây chiên gây ung thư

Khoai tây chiên là món ăn nhanh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Đồ họa: Hồng Nhật
Khoai tây chiên là món ăn nhanh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Đồ họa: Hồng Nhật
Bất cứ loại đồ ăn chiên xào nào cũng đều phát sinh độc tố Acrylamide-một chất nguy hiểm gây ung thư. Trong đó khoai tây là loại thực phẩm sinh ra chất này nhiều nhất.
Asparagine và đường có nhiều trong khoai tây sẽ tác dụng với nhau khi chiên ở nhiệt độ cao và sinh ra Acrylamide. Vì thế, khi chiên xào sẽ có nguy cơ gây ung thư nhiều hơn.
Đặc biệt khoai tây khi trữ trong tủ lạnh sẽ bị phân cắt nhiều thành đường và sinh ra nhiều chất gây ung thư hơn sau khi chiên. Mặt khác, ăn khoai tây chiên còn làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh về tim mạch.
Cá muối
Trong một số loại cá muối khô thường chứa nồng độ muối cao, một số loại còn chứa hương liệu và giàu nitrite. Khi đi vào cơ thể, nitrite có thể phản ứng với protein amin tạo thành nitrosamine. Nitrosamine là một chất gây ung thư cực mạnh và là 1 trong 4 hóa chất gây ô nhiễm chính trong thực phẩm, có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ở hệ tiêu hóa.
HỒNG NHẬT (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.