5 "tác dụng phụ" khi uống nước chanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nước chanh đã được các chuyên gia và những người nổi tiếng ca ngợi từ lâu do một danh sách dài các lợi ích bao gồm ngăn ngừa mất nước, hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân. Nhưng, giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, quá nhiều thứ tốt sẽ thành không tốt.

 
 



Làm hỏng men răng

Mặc dù vắt chanh vào nước uống hàng ngày có vẻ vô hại, song nó có thể tàn phá hàm răng ngà ngọc của bạn.

Do chanh có tính axit cao, tiếp xúc thường xuyên có thể gây mòn men răng, Hiệp hội Nha khoa Mỹ cảnh báo. Nếu không biết men răng bị mòn sẽ như thế nào, hãy tưởng tượng răng của bạn có màu vàng và thô ráp khi bạn chạm lưỡi vào chúng.

Nếu điều đó không thuyết phục bạn bỏ qua miếng chanh, ít nhất hãy thử uống bằng ống hút để giảm sự tiếp xúc của axit với răng.

Kích ứng dạ dày

Tuy nước chanh chứa nhiều lợi ích sức khỏe, vắt quá nhiều chanh vào nước có thể làm người bị chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thêm nặng.

Vỏ chanh là nơi trú ẩn của nhiều sinh vật khó chịu

Nếu sợ vi khuẩn, đừng cho các miếng chanh vào nước - ít nhất là ở nhà hàng.

Trong một nghiên cứu năm 2007 trên tờ Journal of Environmental Health, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra vỏ và thịt quả chanh của hơn 21 nhà hàng. Họ phát hiện ra rằng gần 70% số chanh chứa các sinh vật như E. Coli, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.

Khi còn nhỏ, bạn có thể được dặn rằng không ăn quá nhiều kẹo, nếu không bạn sẽ bị sâu răng. Vâng, hóa ra kẹo không phải là thủ phạm duy nhất của sâu răng.

Làm nặng thêm nốt nhiệt miệng

Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, Trong khi hầu hết các nốt nhiệt miệng sẽ tự hết trong vòng 1-2 tuần nhưng nếu uống nước chanh, bạn có thể làm cho tình trạng trở nên tệ hơn mà không nhận ra.

Gây đau nửa đầu

Một số nghiên cứu trong những năm qua đã phát hiện một mối liên hệ giữa đau nửa đầu và trái cây có múi, trong khi một ít nghiên cứu khác không chứng minh được mối liên quan. Tuy nhiên, trong khi chờ kết luận, nếu bị đau nửa đầu hãy hạn chế các trái cây có múi như chanh.

Cẩm Tú (Insider/Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.