5 loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch vào mùa mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mùa mưa mang theo những cơn mưa làm dịu thời tiết nóng bức, tưới mát cây cối nhưng cũng kèm theo nhiều bất tiện. Môi trường ẩm ướt do mưa mang lại sẽ là điều kiện hoàn hảo để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Khi đó, tăng cường sức khỏe miễn dịch sẽ giúp cơ thể chống chọi tốt với bệnh tật.

Những cơn mưa lớn kéo dài sẽ khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp và các bệnh do nấm mốc gây ra. Lúc này, tăng cường sức khỏe miễn dịch sẽ trở nên hết sức quan trọng, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Để hệ miễn dịch được tăng cường và khỏe mạnh trong những ngày mưa, mọi người hãy ăn thêm các loại thực phẩm tự nhiên sau:

Trái cây có múi

Các loại trái cây có múi chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Các loại trái cây có múi chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Các loại trái cây có múi phổ biến nhất là cam, quýt, bưởi và chanh. Thêm các loại trái cây này vào chế độ ăn sẽ rất có ích vào mùa mưa. Chúng chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Gừng

Gừng được biết đến là loại thực vật có đặc tính kháng viêm và chống ô xy hóa. Loại củ này không chỉ giúp củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể mà còn giúp giảm các triệu chứng của cảm lạnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng và ho.

Cách sử dụng gừng hiệu quả cho mục đích này là rửa sạch gừng, cắt thành tứng lát mỏng và pha với nước nóng.

Nghệ

Trong nghệ có chứa một chất gọi là curcumin, có tác dụng củng cố khả năng miễn dịch. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Trong nghệ có chứa một chất gọi là curcumin, có tác dụng củng cố khả năng miễn dịch. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Nghệ là loại gia vị có đặc tính kháng viêm. Trong nghệ có chứa một chất gọi là curcumin, có tác dụng củng cố khả năng miễn dịch. Có rất nhiều cách để đưa nghệ vào chế độ ăn uống hằng ngày.

Nghệ có 2 dạng chính là nghệ tươi và tinh bột nghệ. Tinh bột nghệ được ưa chuộng hơn nhờ dễ sử dụng, có thể cho vào sữa tươi, sinh tố hay khi nấu các món như cà ri.

Rau lá xanh

Các loại rau là xanh như rau bina, cải xoăn chứa các dưỡng chất giúp củng cố và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Các loại rau là xanh như rau bina, cải xoăn chứa các dưỡng chất giúp củng cố và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và bông cải xanh có nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cần thiết giúp cơ thể duy trì và củng cố hệ miễn dịch.

Không những vậy, với hàm lượng chất xơ và chất chống ô xy hóa dồi dào, rau lá xanh giúp cải hiện tiêu hóa, tăng cường thị lực, điều hòa huyết áp, đường huyết và hỗ trợ giảm cân.

Hạnh nhân

Hạnh nhân là loại quả hạch rất giàu dinh dưỡng, trong đó vitamin E có khả năng tăng cường miễn dịch. Trước khi ăn hạnh nhân, mọi người nên ngâm hạnh nhân trong nước khoảng 12 tiếng. Vì nhờ ngâm trong nước, các dưỡng chất trong hạnh nhân sẽ được hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn, theo Medical News Today.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.