5 loại nước giải khát tự làm thanh nhiệt cho mùa nóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cùng món ngon mỗi ngày điểm qua 5 loại nước uống thanh nhiệt tốt cho sức khỏe dễ làm trong ngày hè dưới đây, để sổ tay nội trợ thêm phần phong phú nhé!

Nha đam đường phèn

Nha đam đường phèn là món ngon dễ uống lại giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể hiệu quả, như một bí kíp trong việc làm đẹp da của nhiều người. Ngoài ra nó còn rất nhiều những công dụng bổ ích khác. Các bạn nên biết cách nấu món ngon này để thưởng thức cho sức khỏe ngày một tốt hơn.

Bạn sử dụng 2 lá nha đam, sau đó gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài và lấy phần thịt nha đam đem cắt thành hạt lựu bỏ ngâm trong nước muối khoảng 15-20 phút. Sau đó bạn vớt ra và rửa lại nhiều lần để sạch nhớt cũng như làm giảm vị hăng của nha đam. Trong thời gian ngâm nha đam, bạn bắc một nồi nước và cho đường phèn vào nấu tan. Khi nước sôi, thì bạn thả phần nha đam trên vào nồi và nấu sôi lại là được. Bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để uống dần hoặc cho đá vào để thức uống thêm hương vị.

Trà bí đao

 

 

Bí đao được biết đến như vị thuốc mát gan, giải độc, trị ung nhọt, lợi tiểu, trị táo bón... Nếu biết nấu món ngon này thành thức uống mùa hè thì sẽ tận dụng được tất cả những công dụng đó. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

Bạn cần chuẩn bị 1 kg bí đao, 150 g đường phèn, 4 lít nước lọc, 10 g thục địa thái nhuyễn, 2-3 lá dứa, một ít muối. Bí đao rửa sạch khoét bỏ ruột để nguyên vỏ, cắt miếng to, phần lá dứa rửa sạch và đem bó lại. Tiếp đó cho 2 lít nước vào nồi cho luôn lá dứa, thục địa, bí đao và muối vò nấu. Tiếp đó cho đường phèn vào và tiếp tục đun sôi đến khi tan hết đường thì tắt bếp. Sau khi nước nguội bạn lọc lấy nước và để tủ lạnh bảo quản uống dần.

Nước bông cúc nhãn nhục

Bạn cần ngâm 150 gr nhãn nhục cùng với 150 gr hoa cúc khô với 2 tô nước riêng. Ngâm 15 phút thì bạn đem vớt bông cúc cho vào nồi đun sôi cùng 1,5 lít nước lọc. Đến khi nước sôi thì bạn lọc bỏ phần xác bông cúc sau đó tiếp tục cho bát ngâm nhãn nhục cả nước và cái và 150 g đường phèn vào nồi nước đun tiếp. Đợi cho đến khi đường tan là bạn có thể tắt bếp và tận hưởng món ngon này.

Nước sâm từ các loại cỏ

Bạn mua những bó lá đủ loại như: mía lau, râu bắp, bọ mắm, cây mã đề, rong biển, lá dứa, rễ tranh, cây lẻ bạn... Rửa sạch các loại nguyên liệu này rồi nấu sôi phần lá trên với nước lọc. Lưu ý đun với lửa nhỏ trong khoảng 2-3 giờ. Cuối cùng đem vớt bỏ phần xác của các nguyên liệu và cho đường phèn vừa đủ vào nấu để đường tan hết là được.

Nước đậu xanh

Đậu xanh ngâm và rửa sạch, tiếp đó bạn cho vào nồi cùng lượng nước vừa đủ để đun sôi khoảng 10 phút. Đậy nắp nồi thêm khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp, chắt nước đậu xanh ra cốc và có thể cho thêm đường đá để thưởng thức. Với món ngon mỗi ngày này, bạn cũng có thể ninh nhừ đậu hay là sắc vỏ đậu lấy nước uống cũng đều được.

Theo zing

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.