4 thành phần tự nhiên giúp giảm đau khớp cần biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Viêm khớp là một trong những bệnh phổ biến nhất, và ngày càng có nhiều người cân nhắc việc sử dụng thuốc chống viêm, cũng như thích cách điều trị bằng thành phần tự nhiên và chất bổ sung.

Dầu krill

Dầu krill còn gọi là dầu nhuyễn thể, là một loại dầu được chiết xuất từ con nhuyễn thể (Euphausia superba), là một loài tôm nhỏ, sống thành đàn lớn ở vùng biển Nam Cực.

Có lẽ bạn đã quen thuộc với dầu cá, nhưng dầu krill có hoạt tính chống ô xy hóa cao gấp 48 lần so với dầu cá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu krill có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, bao gồm viêm khớp với viêm xương khớp.

Dầu krill chứa axit béo omega-3 EPA và DHA ở dạng phospholipid dễ hấp thu hơn dạng chất béo omega-3 trong chất béo cá.

Các nguồn thực phẩm tốt nhất chứa EPA và DHA là cá và động vật có vỏ. Bạn có thể chọn 2 loại động vật này để ăn khi bị viêm khớp hoặc cũng có thể bổ sung dầu krill để giúp tăng lượng omega-3.

 

Nghệ tốt cho người viêm khớp.
Nghệ tốt cho người viêm khớp.

Củ nghệ và curcumin

Củ nghệ được biết đến như là một loại gia vị bột được sử dụng để tạo ra hương vị và màu sắc thực phẩm. Nó có chứa một hợp chất hóa học tự nhiên được gọi là curcumin mà các nhà khoa học đã tìm thấy có tính chống viêm và chống oxy hóa. Nghiên cứu cho thấy nghệ và các thành phần của nó có thể làm giảm viêm khớp và đau.

Glucosamine

Glucosamine trong cơ thể cung cấp các khối xây dựng tự nhiên cho sự phát triển, sửa chữa và duy trì sụn - mô sụn đệm xương ở khớp. Nhưng khi bạn lớn lên, mức độ hợp chất tự nhiên này bắt đầu giảm, dẫn đến sự suy giảm dần dần của khớp.

Nghiên cứu cho thấy bổ sung glucosamine có thể làm giảm đau, cứng khớp và cải thiện chức năng khớp trong viêm xương khớp. Không có nguồn thực phẩm tự nhiên nào chứa glucosamine, vì vậy hãy cân nhắc bổ sung nó để giúp tăng mức độ glucosamine trong cơ thể thông qua thực phẩm chức năng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Gừng

Được sử dụng trong y học Châu Á trong nhiều thế kỷ, gừng được chứng minh có tính chống viêm giống như ibuprofen và các chất ức chế COX-2 như celecoxib. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất gừng làm giảm đau khớp và giảm viêm ở những người bị viêm khớp thoái hoá và viêm khớp dạng thấp bằng cách giảm việc sản xuất một số chất hóa học thúc đẩy viêm khớp.

Trước khi dùng gừng như một chất bổ sung, hãy hỏi chuyên gia chăm sóc sức khoẻ vì nó có thể gây trở ngại cho các thuốc giảm loãng máu.

Ngọc Lam/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.