2 chủ tịch ngân hàng 'tỉ USD' vừa trúng Ban Chấp hành T.Ư khoá XIII là ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

2 uỷ viên Ban Chấp hành T.Ư khóa XIII đại diện cho khối doanh nghiệp đều giữ ghế chủ tịch ngân hàng và cũng từng giữ chức Chánh văn phòng Ngân hàng nhà nước.
 

 
 Chủ tịch VietinBank Lê Đức Thọ (bên trái) và Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành -Ảnh Anh Vũ
Chủ tịch VietinBank Lê Đức Thọ (bên trái) và Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành. Ảnh: Anh Vũ


Theo danh sách Ban Chấp hành T.Ư khoá XIII công bố tối 30.1, lần đầu tiên, Ban Chấp hành T.Ư có sự góp mặt của 2 uỷ viên khối doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

Người thứ nhất là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Vietcombank, Nghiêm Xuân Thành (52 tuổi, quê quán tại H.Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), tham gia ngành ngân hàng kể từ tháng 10.1988 tại phòng kế toán, sau đó là phòng kinh doanh của Ngân hàng Công thương (VietinBank) Vĩnh Phúc. Từ tháng 6.2012 đến tháng 7.2013, ông Thành giữ chức Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước.

Ngày 29.7.2013, ông Thành được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Vietcombank; tháng 11.2014 được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank và tiếp tục được bầu lại vào năm 2018, giữ chức Chủ tịch cho đến nay.

Hơn 7 năm về Vietcombank, ông Thành đã giúp nhà băng này gặt hái được những kết quả tích cực. Cụ thể, khép lại năm 2020, Vietcombank đạt lợi nhuận 23.000 tỉ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng và cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.

Vốn hoá của ngân hàng này lên tới 16 tỉ USD, giá trị cổ phiếu vượt 100.000 đồng - cao nhất hệ thống; nợ xấu của Vietcombank cũng thấp nhất (chiếm 0,6% tổng dư nợ, thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quy định là 3%).

 

 Lãnh đạo Đảng và Nhà nước bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành T.Ư khoá XIII ngày 30.1 - Ảnh Đậu Tiến Đạt
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành T.Ư khoá XIII ngày 30.1 - Ảnh Đậu Tiến Đạt


Người thứ 2 là ông Lê Đức Thọ (51 tuổi), Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank). Cũng giống ông Thành, ông Thọ đã nhiều năm hoạt động trong ngành ngân hàng, làm cán bộ của VietinBank Vĩnh Phú từ năm 1991. Năm 2013, ông Thọ được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Ngân hàng nhà nước; từ năm 2014 đến nay giữ chức Chủ tịch VietinBank.


Kể từ khi ngồi vào ghế Chủ tịch VietinBank, ông Thọ đã tái cơ cấu toàn diện nhà băng này và đến nay đã có được kết quả kinh doanh vượt trội so với các nhà băng khác. Năm 2020, VietinBank đứng thứ 2 về lợi nhuận trong hệ thống, hơn 16.450 tỉ đồng (tăng 43% so với năm ngoái). Ngân hàng cũng có tỷ lệ nợ xấu rất thấp (dưới 1% tổng dư nợ).

VietinBank đã hoàn thành phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch kinh doanh trung hạn 2018 - 2020, với việc tái cấu trúc toàn diện hoạt động theo hướng nâng cao tiêu chuẩn hoạt động, chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh, phương thức kinh doanh, kết quả kinh doanh tiếp tục cải thiện rất lớn về hiệu quả, cơ cấu thu nhập chuyển dịch theo hướng bền vững.

 


Liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, trong danh sách Ban Chấp hành T.Ư, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng đã trúng cử. Một người khác từng giữ chức Thống đốc là Chánh văn phòng T.Ư Đảng Lê Minh Hưng và ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó trưởng ban Kinh tế T.Ư (nguyên Chánh thanh tra giám sát, Cơ quan thanh tra giám sát thuộc Ngân hàng nhà nước) cũng trong danh sách Ban Chấp hành khoá XIII.

Theo danh sách vừa được công bố, Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá XIII có 162/180 ủy viên T.Ư là nam giới, chiếm tỷ lệ 90%, còn lại 10% là nữ giới. Về độ tuổi, dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 17%; từ 50 đến dưới 60 tuổi chiếm tỷ lệ gần 63%; trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 20%.

Đại biểu quân đội chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh sách Ban Chấp hành T.Ư khoá XIII với 23 ủy viên, chiếm tỷ lệ 12,2%. Đại biểu công an có 6 uỷ viên, chiếm 2,7%.


Theo ANH VŨ (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

Ông Bùi Văn Khánh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ

(GLO)- Sáng 19-12, HĐND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) khóa IV đã khai mạc kỳ họp thứ 10 nhằm xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra phương hướng, giái pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Dự họp có đồng chí Ngô Khắc Ngọc-Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.