Xuất lộ nhiều di vật thời tiền sử tại hồ Hoàng Ân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Công trình hồ chứa nước Hoàng Ân (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) được xây dựng từ những năm đầu sau giải phóng và được sửa chữa vào năm 2011.

Năm 2022, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) tiến hành điều tra, khảo sát và phát hiện tại đây có sự tồn tại của một di tích khảo cổ học thời tiền sử.

Những ngày qua, mực nước hồ Hoàng Ân xuống thấp. Tại đây, người dân đi câu cá phát hiện nhiều loại hình công cụ đá thời tiền sử xuất lộ trên bề mặt. Địa điểm phát hiện các di vật là một doi đất có diện tích khoảng 3.000 m2, có độ dốc thoải dần về phía lòng hồ. Tọa độ được xác định là 13 độ 49’32’’ vĩ Bắc-107 độ 57’10’’ kinh Đông, với độ cao 649 m so với mặt nước biển. Đây là nơi hợp lưu của các con suối đổ về từ các vùng như: Bàu Cạn, Ia Phìn và khu vực quanh núi Hàm Rồng.

Các di vật được phát hiện nằm rải rác hoặc ghim cắm vào bề mặt, nhưng tập trung chủ yếu vào các ta luy gần sát mép hồ, quá trình sạt lở đã làm lộ diện nhiều di vật. Là người phát hiện và thông tin cho chúng tôi, ông Trần Trọng Thủy (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) cho biết: Năm 2022, trong quá trình câu cá, ông cũng đã tìm thấy một số công cụ đá và hũ gốm.

Những di vật được ông Trần Trọng Thủy thu nhặt tại doi đất gần hồ chứa nước Hoàng Ân khi nước rút. Ảnh: X.T

Những di vật được ông Trần Trọng Thủy thu nhặt tại doi đất gần hồ chứa nước Hoàng Ân khi nước rút. Ảnh: X.T

Tiến hành khảo sát tại khu vực này, chúng tôi tìm thấy trên bề mặt có nhiều di vật, chủ yếu bằng đá và gốm bao gồm: bôn hình răng trâu là loại hình công cụ với dáng hình thuôn dài, vai xuôi lệch, một mặt phẳng và một mặt cong lồi (9 hiện vật); rìu vai xuôi (5 hiện vật); rìu có vai bằng đá opal kích thước nhỏ (5 hiện vật); mảnh vòng đá (1 hiện vật); mảnh bàn mài (5 hiện vật); mảnh tước (8 hiện vật), phiến tước (6 hiện vật), mảnh gốm (31 hiện vật, trong đó, 22 mảnh không có hoa văn và 9 mảnh có hoa văn khắc vạch).

Đặc biệt, tại đây có nhiều mảnh gốm thuộc các loại hình nồi, vò có miệng loe với cốt gốm dày, thô, màu xám, hoa văn trang trí trên gốm chủ yếu là họa tiết khắc vạch, hoa văn thừng.

So sánh về mặt hình học, chất liệu cũng như kỹ thuật chế tác cho thấy các di vật tìm thấy ở hồ Hoàng Ân có nhiều điểm tương đồng với những di tích đã khai quật trước đây như: Biển Hồ, Trà Dôm (TP. Pleiku), thôn 7 (huyện Chư Prông), Tai Pêr (huyện Chư Sê)…

Di vật bôn hình răng trâu. Ảnh: Xuân Toản

Di vật bôn hình răng trâu. Ảnh: Xuân Toản

Các mảnh gốm có hoa văn thời tiền sử. Ảnh: Xuân Toản

Các mảnh gốm có hoa văn thời tiền sử. Ảnh: Xuân Toản

Công cụ mũi nhọn. Ảnh: Xuân Toản

Công cụ mũi nhọn. Ảnh: Xuân Toản

Có thể khẳng định, hồ Hoàng Ân là điểm di tích mang những đặc trưng của nhóm công cụ phổ biến trong thời đại hậu kỳ Đá mới ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có niên đại khoảng 3.000 năm cách ngày nay.

Thông qua những di vật phát hiện được, đặc biệt là những mảnh gốm, những công cụ được tu chỉnh lại để tái sử dụng, các nhà khảo cổ học cho rằng, di tích hồ Hoàng Ân có nhiều yếu tố thuộc loại hình di tích cư trú. Tuy nhiên, đây chỉ là nhận định ban đầu. Để làm rõ tính chất và giá trị của di tích cần có những bước nghiên cứu tiếp theo một cách đầy đủ và có hệ thống.

Vào mùa mưa, toàn bộ khu vực phát hiện di vật tại hồ Hoàng Ân ngập chìm trong nước, nguy cơ xói mòn, tàn phá di tích ngày càng cao. Vì vậy, các cơ quan chuyên môn cần có chương trình điều tra, khảo sát, khai quật, nghiên cứu về di tích nhằm góp phần phác họa bức tranh thời tiền sử của vùng Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.