Xử lý nghiêm các trường hợp bán thuốc trị cúm không có đơn của bác sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

images.jpg
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân mắc cúm A. Ảnh: TTXVN/Nguồn: TTO

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh các loại thuốc kháng vi rút dùng trong điều trị cúm.

Đặc biệt là vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc (kê khai giá không đúng quy định, không niêm yết giá thuốc, bán cao hơn giá niêm yết…); các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sĩ, lợi dụng dịch bệnh tăng giá thuốc bất hợp lý.

Bộ cũng yêu cầu các bệnh viện tuyến Trung ương cần chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt là cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám-chữa bệnh tại đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.