Xót xa tâm sự của nữ giáo viên xin thôi việc khi xã lên Nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, nhiều giáo viên đã làm đơn xin thôi dạy học ở miền núi sau nhiều năm trời gắn bó công tác. Khi được nghỉ việc, vì một lý do nào đó, các thầy cô vẫn khó nói lên nỗi lòng của mình, e sợ khó tìm được công việc mới.

Xa nhà, khó khăn, bị ngắt chế độ, nhiều giáo viên ở Kon Plông chấp nhận viết đơn xin nghỉ dạy. Ảnh T.T
Xa nhà, khó khăn, bị ngắt chế độ, nhiều giáo viên ở Kon Plông chấp nhận viết đơn xin nghỉ dạy. Ảnh T.T
Truyền chữ nơi khắc nghiệt
Là 1 trong 10 giáo viên vừa xin thôi việc, cô Y Nhi (SN 1991, trú TP.Kon Tum) cho biết, mặc dù đạt chuẩn Nông thôn mới nhưng đời sống người dân xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum còn nhiều khó khăn, người dân quanh năm bám vào cây mì (sắn) làm thu nhập chính.
Thời tiết ở Pờ Ê khắc nghiệt, lạnh giá. “Em có con nhỏ mới 2 tuổi, khi đến lớp phải mang con theo, cho bé chơi đùa quanh lớp học. Vừa đứng lớp giảng bài vừa để mắt chăm con nhỏ. Hai mẹ con được nhà trường bố trí cho một phòng ở sinh hoạt gần điểm trường của thôn. Phòng lợp tôn, mùa hè nóng bức, mùa đông gió lùa tứ phía”, cô Nhi chia sẻ.  
Ở điểm trường giữa núi rừng thưa dân, mỗi giáo viên Mầm non ở Pờ Ê phụ trách chừng 10-15 em học sinh, “cắm bản” riêng biệt một thôn. Phòng giáo viên riêng lẻ chứ không như ở dãy nhà nội trú đông người, nên những người trẻ như cô Nhi luôn cảm giác bất an, cô quạnh. Khi đứa con nhỏ đau ốm liên miên do tiết trời giá lạnh, đồng lương không đủ trang trải cuộc sống, cô Nhi quyết định viết đơn xin thôi việc.
Cô Nhi nói: “Dù yêu mến, thương con trẻ vùng sâu vùng xa khó nhọc nhưng vì điều kiện gia đình em phải viết đơn xin nghỉ dạy. Đó là quyết định trăn trở, nhiều tâm tư sau bao đêm suy nghĩ. Hiện em đang chờ thi tuyển ở đơn vị khác, gần với gia đình”.

Trẻ em vùng cao Kon Plông trong giờ đến lớp. Ảnh T.T
Trẻ em vùng cao Kon Plông trong giờ đến lớp. Ảnh T.T
Trong các đơn thôi việc, nhiều giáo viên đã có thâm niên công tác, có người đã gắn với Măng Đen 12 năm liên tục, người ít nhất cũng 2-3 năm. Như cô Ngô Thị Thanh Nga (SN 1989, quê Thừa Thiên – Huế) giáo viên trường Tiểu học Pờ Ê từ khi mới ra trường đã khăn gói lên Măng Đen cống hiến “truyền chữ”, gắn bó 11 năm. Dù có nhiều kỷ niệm với mảnh đất, con người nơi đây nhưng cô buộc lòng viết đơn xin thôi việc để về quê, gần với gia đình ở Huế, có thêm điều kiện chăm sóc con nhỏ.
Đang kiến nghị Trung ương cơ chế đặc thù  
Cô Trần Thị Huyền (SN 1987, trú TP.Kon Tum, công tác tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Hiếu, huyện Kon Plông) viết trong đơn: “Trong những năm qua, tôi luôn vượt qua bao khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không ngừng nỗ lực học hỏi.
Hiện nay gia đình tôi gặp hoàn cảnh khó khăn, kinh tế eo hẹp. Bản thân có con nhỏ sắp đi học, cháu lại hay đau ốm. Bố mẹ hai bên đều già yếu lại ở xa. Với đồng lương ít ỏi, tôi không đủ thuê người để chăm sóc cháu. Vì vậy, tôi kính mong cấp trên xem xét cho nghỉ việc”.
Năm 2021, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 8 xã được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Như vậy, nhiều cán bộ, viên chức, giáo viên công tác tại các xã này sẽ không được thụ hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi về an sinh xã hội (giáo dục, y tế...)
Ông Nguyễn Minh Cường – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông cho biết, dù thầy cô viết đơn xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau, nhưng nguyên nhân sâu xa là do bị ngắt chế độ trợ cấp khi… xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Nhiều chế độ trợ cấp bị ngắt, giảm ½ lương trong khi điều kiện dạy học xa xôi, thiếu thốn. 
Bà Phạm Thị Trung – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết: “Về việc giáo viên xin nghỉ dạy, đơn vị đã tổng hợp các khó khăn này để kiến nghị ra Trung ương, để cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách cho phù hợp, có hướng tiếp cận mới, có cơ chế đặc thù để hỗ trợ nâng cao đời sống người giáo viên miền núi”.
Theo Thanh Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

(GLO)- Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai (APC Gia Lai) tổ chức cho học sinh tìm hiểu giáo dục Nhật Bản tại các trường đại học hàng đầu, qua đó giúp các em có định hướng tốt cho việc học và nghề nghiệp trong tương lai.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

(GLO)- Ngày 17-4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Lê Duy Định ký ban hành Quyết định số 290/QĐ-SGDĐT về việc giải thể Trung tâm ngoại ngữ The Star (có địa điểm hoạt động tại số 74 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), thuộc Công ty TNHH The Star English Center.