Xót xa: Giá heo giảm mạnh, bệnh lở mồm long móng tăng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữa tháng 4 đến nay, Quảng Trị có 182 con gia súc (62 bò, 115 heo và 5 con dê) bị lỡ mồm long món (LMLM). Giá heo giảm mạnh, người dân không quan tâm chăm sóc khiến dịch LMLM có nguy cơ lan rộng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa



Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị cho biết, từ giữa tháng 4 đến nay, dịch LMLM gia súc tái phát trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm này, có 182 con gia súc (lợn chiếm gần 2/3) mắc bệnh LMLM, đã tiêu hủy 102 con.

Điều tra cho thấy ổ dịch đều tự phát tại chổ, xảy ra trên các đàn gia súc không được tiêm phòng vắc xin LMLM.

Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị nhận định, nguy cơ dịch xảy ra trên diện rộng trong thời gian tới là rất cao vì vi rút LMLM đang tiềm ẩn trong đàn heo. Trong khi đó, giá heo hơi giảm mạnh (17-20.000 đồng/kg) khiến người nuôi chán nản, không quan tâm đến việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.

Theo ông Trần Thanh Hiền-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị, để phòng chống dịch LMLM, Sở đề nghị tỉnh cấp kinh phí cho Chi cục Thú y mua vắc xin phòng bệnh; chỉ đạo các huyện, thành phố lên kế hoạch, sẵn sàng ra quân khi dịch xảy ra…

Theo ông Hiền, trên địa bàn đang triển khai nhiều hoạt động “giải cứu thịt lợn” nhưng giá thịt heo hơi giảm quá mạnh khiến người nuôi lỗ nặng. Hiện nay, các hộ nuôi heo chỉ cho heo ăn cầm chừng để sống chứ không chăm sóc kỹ càng như trước.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.