Xôn xao vụ bé gái 13 tuổi tử vong sau khi ăn cá lau kiếng ở Kiên Giang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tối qua 12.7, mạng xã hội đăng tải sự việc bé gái sinh năm 2010 ở Kiên Giang sau khi ăn thịt và trứng cá lau kiếng đã tử vong khiến nhiều người hoang mang.
Cá lau kiếng là loài có thể ăn được và có khá nhiều người từng ăn loại cá này. Ảnh Hoàng Lộc

Cá lau kiếng là loài có thể ăn được và có khá nhiều người từng ăn loại cá này. Ảnh Hoàng Lộc

Ngày 13.7, Bác sĩ Vũ Hoài Phương - Khoa Cấp cứu, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang xác nhận, có 1 trường hợp được đưa đến Khoa Cấp cứu nhưng đã tử vong vào chiều 12.7.

Cụ thể, bác sĩ Phương (trực cấp cứu ca bệnh) cho biết, bệnh nhân T.T (là bé gái sinh năm 2010) ngụ xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành.

Bệnh nhân nhập viện lúc 14h36 ngày 12.7 trong tình trạng ngừng thở, các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra, cấp cứu cho bệnh nhân như bóp bóng giúp thở, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, mắc monitor theo dõi...

Bệnh nhân đã tím tái toàn thân, mạch bẹn cảnh không bắt được, tim không nghe, phổi lồng ngực mất di động. Chẩn đoán của bác sĩ là đột tử chưa rõ nguyên nhân.

Theo lời khai lúc vào viện của bà T.L (mẹ bệnh nhân), khoảng 13h em T có ăn cá lau kiếng và canh cua đồng, đến 14h phát hiện T hôn mê nên đã đưa vào viện cấp cứu.

Bà T.L (mẹ của bé T) cho biết, T nói với gia đình đi mò cua, mò cá ăn ở ao nước gần nhà. Sau đó về, T có ăn thịt, trứng của cá lau kiếng mà T mang về. Khoảng 1 tiếng sau bà L phát hiện con gái có biểu hiện bất thường, ngã từ võng xuống trong tình trạng nửa người trước dưới đất, nửa người sau còn trên võng. Bà L đã đưa con đến bệnh viện nhưng không qua khỏi.

Theo ông Thạch Thuận, chú ruột của bé T cho biết, ông và nhiều người dân là hàng xóm xung quanh gia đình cũng từng ăn thịt và trứng cá lau kiếng nhưng không có biểu hiện gì hay bị ngộ độc. Gia đình bà L rất khó khăn, có 7 người con. Hàng ngày bé T cũng hay đi mò cua, cá về ăn, phụ giúp gia đình là đứa con rất có hiếu, nghe lời cha mẹ.

Ông Thuận nghẹn ngào chia sẻ: “Mẹ của T đi cắt rau bán kiếm tiền lo cho con cái nhưng thu nhập rất ít, bấp bênh. Cha của T làm ngư phủ đi biển lâu lâu mới về. Gia đình đã báo tin cho cha của T biết và cha T đang trên đường về nhưng chưa tới nhà do ghe cũng mới đi. Sự việc T đột ngột mất ai cũng buồn, thương cho gia đình nên hàng xóm, mạnh thường quân cũng có gom góp giúp đỡ để lo mai táng cho T”.

Cá lau kiếng (hay còn gọi là cá lau kính) là một loài cá nhiệt đới da trơn. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là bởi loài cá này có tập tính hút rong rêu, chất nhớt ở thành bể làm thức ăn, giúp môi trường nước sạch sẽ, bớt chất bẩn hơn. Kích thước của loại cá này không lớn, chiều dài thường từ 25 – 30 cm, một số loài đặc biệt có thể đạt chiều dài lên tới 50 – 70cm. Mặc dù cá lau kiếng có thể ăn được nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo nếu người ăn có hệ tiêu hóa nhạy cảm, hoạt động không tốt, tốt hơn hết hãy tránh sử dụng các thực phẩm lạ như loài cá lau kiếng này.

Có thể bạn quan tâm

Gia tăng bệnh không lây nhiễm

Gia tăng bệnh không lây nhiễm

(GLO)- Hàng ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tiếp nhận và thăm khám cho trên 1.000 trường hợp. Hai phần ba trong số này là bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.