Xếp hạng năng lực cạnh tranh 32 ngân hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 8-9-2012 tại Hà  Nội, lễ công bố "Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam số thứ  3" được tổ chức. Kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh công bố tại báo cáo, 32 ngân hàng thương mại Việt Nam được xếp thành 4 nhóm A, B, C, D; ứng với các mức độ (A là cao nhất).

Mức A là ngân hàng có  năng lực cạnh tranh cao, là các tổ chức với sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn  định, hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn.

 

 

Mức B là ngân hàng có  khả năng cạnh tranh khá, là các ngân hàng có  sức mạnh thị trường tốt, có năng lực tài chính hợp lý và hoạt động kinh doanh ổn định với tiềm năng phát triển tốt.

Mức C là ngân hàng có  năng lực cạnh tranh trung bình, có sức mạnh thị  trường hạn chế nhưng đem lại giá trị cho ngân hàng. Ngân hàng có năng lực tài chính chấp nhận được và hoạt động kinh doanh ổn định, hoặc có năng lực tài chính tốt với hoạt động kinh doanh kém ổn định hơn.

Mức D là ngân hàng có  năng lực cạnh tranh hạn chế. Những ngân hàng này thường bị hạn chế bởi một hoặc nhiều hơn những yếu tố sau: mạng lưới kinh doanh yếu, sức mạnh thị trường yếu; năng lực tài chính chấp nhận được; và hoạt động kinh doanh kém ổn định.

Theo báo cáo này, 9 ngân hàng được xếp hạng A, trong đó có 6 đơn vị  khối ngân hàng cổ phần gồm Techcombank, ACB, Sacombank, Eximbank, DongA Bank, MB. Đây hầu hết là các ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán và có quy mô, vốn điều lệ lớn, 3 ngân hàng vốn nhà nước là Ngoại thương (Vietcombank), Công Thương (Vietinbank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Bảng B xếp hạng năng lực cạnh tranh có các ngân hàng BacA Bank, HDBank, MaritimeBank, Ngân hàng Phương Đông, Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Sài Gòn Công thương, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex, Ngân hàng Việt Á.

Bảng C gồm VPBank, ABBank, DaiA Bank, Kiên Long, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Nam A Bank, Oceanbank, Habubank, Navibank, Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB).

Bảng D gồm Vietbank, Western Bank, Ngân hàng Phát triển MêKông (MDB).

Lễ công bố báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012 do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức. Đây là công trình của tập thể của các nhà nghiên cứu kinh tế đầu ngành thuộc các trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, Học viện Tài chính, ĐH Ngoại Thương, các nhà ứng dụng toán học hàng đầu thuộc Hội Ứng dụng Toán học Việt Nam và Công ty CRV.

2012 là năm thứ  ba liên tiếp công bố Chỉ số tín nhiệm Việt Nam, với 1 nội dung mới: đánh giá tổng quan và xếp hạng năng lực cạnh tranh hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Lần đầu tiên, Báo cáo chỉ số tín nhiệm trình bày thực trạng tổ chức hoạt động, quản lý rủi ro và phân tích nguyên nhân các bất cập trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng; đánh giá độ lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt, đánh giá riêng cho từng nhóm định chế ngân hàng.

Báo cáo 2012 đồng thời xếp hạng tín nhiệm 596 doanh nghiệp đang niêm yết tại thị trường chứng khoán, công bố kết quả nghiên cứu về dự báo lạm phát và phân tích nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam thời gian qua.

Theo Chinhphu.vn
 

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.

null