Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3-6-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” nêu rõ: “Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào do MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội phát động”. Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở Gia Lai tiếp tục có bước phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Xây dựng 2.575 mô hình “dân vận khéo”

Thời gian qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW; đồng thời, ban hành hướng dẫn nội dung, tiêu chí, quy trình xây dựng, thủ tục xét công nhận và biểu dương, khen thưởng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể của từng địa phương, đơn vị, các cấp ủy, tổ chức Đảng định hướng việc lựa chọn, xác định nội dung phù hợp để vận động, phát huy được sức mạnh của Nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” được quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh đã đăng ký xây dựng 2.575 mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực.

Trên lĩnh vực kinh tế, các cấp, các ngành đã hướng dẫn, vận động Nhân dân xây dựng mô hình phát triển kinh tế gắn với ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã, giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông sản, qua đó góp phần ổn định đời sống người dân. Nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng trang trại, phát triển ngành nghề, làng nghề thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Nhiều cách làm hay, mô hình “Dân vận khéo” hiệu quả, huy động sự tham gia tích cực của người dân như: hỗ trợ kinh phí, hiến đất, hoa màu, đóng góp sức lao động xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, hạ tầng kỹ thuật nông thôn... với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Mô hình “Xóa 1 hộ đói, giảm 1 hộ nghèo” của lực lượng vũ trang tỉnh đã giúp hàng trăm hộ thoát nghèo bền vững. Mô hình “Gắn kết hộ gia đình người Kinh với hộ gia đình người dân tộc thiểu số” của Binh đoàn 15 có gần 4.000 cặp hộ (riêng địa bàn Gia Lai có hơn 3.000 hộ) gắn kết để giúp nhau phát triển kinh tế. Hay mô hình “Trình diễn lúa nước” của các đồn Biên phòng; các mô hình, cuộc vận động: “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, “5 xung kích phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Bốn đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, làm giàu chính đáng; “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”… được triển khai sâu rộng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải (thứ 3 từ phải sang) tặng quà cho cán bộ và Nhân dân làng O Ngol (xã Ia Vê, huyện Chư Prông) tại buổi thăm, nắm tình hình hoạt động của mô hình “Dân vận khéo”. Ảnh: K.L

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải (thứ 3 từ phải sang) tặng quà cho cán bộ và Nhân dân làng O Ngol (xã Ia Vê, huyện Chư Prông) tại buổi thăm, nắm tình hình hoạt động của mô hình “Dân vận khéo”. Ảnh: K.L

Đặc biệt, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xây dựng làng NTM trong vùng đồng bào DTTS đã mang lại những động lực mới, gắn với cuộc sống, lợi ích thiết thực của người dân, được Nhân dân hưởng ứng, tạo bước chuyển biến tích cực, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều mô hình vận động người dân đóng góp tiền, ngày công, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn.

Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia xây dựng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng gia đình, cơ quan, đơn vị, khu dân cư văn hóa, xóa bỏ dần các tập tục lạc hậu, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, văn minh đô thị; hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra hết sức sôi nổi.

Các hoạt động “dân vận khéo” đã thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi tham gia, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm của cộng đồng dân cư. Tiêu biểu như: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh triển khai cuộc vận động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh đã huy động được trên 27,5 tỷ đồng; đã triển khai xây mới 334 căn nhà “Đại đoàn kết”, sửa chữa 162 căn nhà… Các mô hình, phong trào, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương” của Hội Liên hiệp phụ nữ; “Tết sum vầy-Kết nối yêu thương”, “Mái ấm Công đoàn” của Liên đoàn Lao động tỉnh; mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”,“Nâng bước em tới trường” do Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai thực hiện cũng phát huy hiệu quả rõ rệt, có sự lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.

Trên lĩnh vực quốc phòng-an ninh, các cấp, các ngành đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, nắm chắc tình hình Nhân dân, xây dựng lực lượng cốt cán, kịp thời đề xuất xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp ở cơ sở, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tích cực tham gia phòng-chống tội phạm, tệ nạn xã hội; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Trên lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng đã lãnh đạo triển khai thực hiện nghiêm các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, qua đó tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong toàn Đảng bộ. Cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu cấp ủy các cấp thường xuyên quan tâm xây dựng sự đoàn kết, gương mẫu trong việc rèn luyện lập trường tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Tập trung giải quyết những vụ việc bức xúc nổi cộm; nói ít làm nhiều, làm đến đâu chắc đến đó. Thực hiện tốt công tác bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ đúng quy trình, bảo đảm dân chủ, công khai; thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo chức danh và vị trí việc làm; xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Đảng ủy Quân sự tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt công tác kết nghĩa giữa các đơn vị với các thôn, làng, xã trọng điểm.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp đã thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị. Đến nay, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp đã tổ chức 1.723 cuộc giám sát tại các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn; tham gia 301 cuộc phản biện với 482 lượt văn bản dự thảo. Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; thực hiện hiệu quả phương châm “Hàng tuần có 4 ngày làm việc ở cơ quan, 1 ngày làm việc ở cơ sở” với tổng số 5.209 lượt đi cơ sở.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền từ cơ sở đến tỉnh tổ chức 1.572 hội nghị đối thoại với Nhân dân, có 83.081 lượt người tham gia. Nội dung đối thoại tập trung vào những vấn đề khó khăn, bức xúc, cần tháo gỡ. Qua đó, cấp ủy, chính quyền các cấp đã giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra từ thực tiễn, được Nhân dân đánh giá cao.

Cùng với đó, cấp tỉnh và nhiều địa phương tổ chức thực hiện tốt chủ đề “Năm Dân vận khéo” gắn với biểu dương, khen thưởng điển hình “Dân vận khéo” và tổ chức hội thi dân vận khéo. Trong đó, hội thi dân vận khéo là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng; tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ trao đổi, học tập kinh nghiệm về phương pháp công tác dân vận trong tình hình mới.

Tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Để tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong thời gian tới, cần quan tâm triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, nhất là Quyết định số 400-QĐ/TU ngày 22-11-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh; Công văn số 468-CV/TU ngày 14-7-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với việc thực hiện công tác dân vận, phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Trên lĩnh vực kinh tế, các cấp, các ngành đã hướng dẫn, vận động Nhân dân xây dựng mô hình phát triển kinh tế gắn với ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ảnh: Phương Vi

Trên lĩnh vực kinh tế, các cấp, các ngành đã hướng dẫn, vận động Nhân dân xây dựng mô hình phát triển kinh tế gắn với ứng dụng khoa học công nghệ; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ảnh: Phương Vi

Hai là, nghiên cứu, cụ thể hóa triển khai thực hiện tốt các nội dung Hướng dẫn số 02-HD/BDVTU ngày 27-3-2023 của Ban Dân vận Tỉnh ủy hướng dẫn nội dung, tiêu chí, quy trình xây dựng, thủ tục xét công nhận và biểu dương, khen thưởng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”; chú ý làm tốt các bước trong xây dựng mô hình, từ việc lựa chọn nội dung, đăng ký xây dựng mô hình, tiến hành xây dựng mô hình, theo dõi kết quả thực hiện, đánh giá kết quả và công nhận mô hình đến việc sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng mô hình.

Ba là, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” phù hợp, sát với tình hình thực tế, gắn với các phong trào thi đua yêu nước; hướng vào giải quyết hiệu quả những vấn đề mới, vấn đề khó, bức xúc, phát huy sức mạnh và vai trò chủ thể của Nhân dân; từ đó tạo sự lan tỏa sâu rộng trong hệ thống chính trị.

Bốn là, tập trung xây dựng mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025). Duy trì, nhân rộng những mô hình “Dân vận khéo” mang lại hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực, nhất là các mô hình trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tham gia xây dựng NTM, xây dựng làng NTM trong vùng đồng bào DTTS, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Chú trọng xây dựng mô hình “Dân vận khéo” ở những địa bàn khó khăn, đặc thù và trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện phong trào “Dân vận khéo”; tổ chức trao đổi kinh nghiệm, tọa đàm, hội thi dân vận khéo; tuyên truyền gương điển hình “Dân vận khéo” sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; động viên, khen thưởng điển hình “Dân vận khéo” bằng những hình thức phù hợp; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả của phong trào.

PHẠM THỊ TỐ HẢI

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nói về các bước đi của Philippines, Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam nói về các bước đi của Philippines, Trung Quốc ở Biển Đông

Tổng thống Philippines gần đây ký ban hành Đạo luật Vùng biển và Đạo luật Đường biển của quần đảo. Trung Quốc công bố tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, rạn san hô, bao gồm 64 cấu trúc ở Biển Đông. Việt Nam đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.