Do mưa kéo dài, người dân không thể thu hái cà phê dù các vườn cà phê hiện đã chín đỏ, trời mưa cũng khiến cà phê bị rụng nhiều hơn, mất thời gian thu hoạch và làm tăng chi phí thuê nhân công.
(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.
(GLO)- Hơn 23 cây cà phê đang chuẩn bị thu hoạch của một hộ dân tại xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) thì bị kẻ gian phá hoại, chặt đứt cây, cành và ngọn, gây thiệt lớn cho gia đình.
(GLO)- Đến làng Blang 1 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) hỏi thăm chị Rcom H’Sáu thì ai cũng biết. Không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi, chị H’Sáu còn thường xuyên giúp đỡ bà con trong làng đẩy mạnh sản xuất để cùng phát triển.
(GLO)- Nhờ trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê mà bà Nguyễn Thị Thanh (thôn Đại An 2, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã thu về tiền tỷ mỗi năm.
Thông tin đăng tải trên mạng xã hội cho rằng công ty cà phê đã cho người vào chặt phá vườn cây cà phê, sầu riêng của dân trên đất nhận khoán nhưng công ty khẳng định khu đất này thuộc sở hữu hoàn toàn của mình.
Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại các tỉnh Tây Nguyên những năm qua, việc trồng xen cây công nghiệp và cây ăn quả trong vườn cà phê đã mang lại thu nhập ổn định và bền vững hơn, đặc biệt hiệu quả kinh tế cao khi trồng xen sầu riêng, bơ và hồ tiêu.
(GLO)- Để nâng cao chất lượng vườn cà phê, Công ty 715 (Binh đoàn 15) đã đẩy mạnh đầu tư cải tạo, ghép giống mới trên những diện tích già cỗi, năng suất thấp. Bước đầu, việc làm này đã mang lại những kết quả khả quan.
(GLO)- Sau 5 năm tái canh, nhiều vườn cà phê đã bước vào chu kỳ kinh doanh với năng suất và chất lượng cao hơn so với những diện tích trồng lâu năm. Đây là cơ sở để ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai cùng các địa phương tiếp tục đẩy mạnh chương trình tái canh cà phê trong thời gian tới.
Với 200 đàn ong trong tay, vợ chồng anh Phạm Văn Cương (xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) đã thu về hơn 100 triệu đồng nhờ nuôi ong mật an toàn sinh học. Mô hình nuôi ong mật an toàn sinh học còn là mô hình hay để nhiều người học hỏi, làm giàu.
(GLO)- Cuối tháng 6-2021, chúng tôi về Kon Lốc 2 (xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đúng dịp làng vừa được UBND huyện Kbang công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Diện mạo Kon Lốc 2 đổi thay rõ nét, những con đường bê tông trải dài, những vườn cà phê, mắc ca, đồng lúa vàng đang kỳ thu hoạch, cho thấy đời sống người dân đang từng ngày phát triển.
(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có trên 10.000 ha cà phê, trong đó, nhiều diện tích đã già cỗi, năng suất thấp. Vì vậy, những năm qua, huyện quan tâm hỗ trợ nông dân tập trung đẩy mạnh tái canh cà phê nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.
(GLO)- Tôi vô cùng ngỡ ngàng khi phát hiện ra tháng hai này có 28 ngày chia đều cho 4 tuần, từ thứ hai đến chủ nhật. Ngày mùng 1 đầu tiên của tháng là thứ 2 và ngày 28 cuối tháng “vừa hay“ trùng với chủ nhật. Tức là tháng hai thật vừa vặn, đủ đầy, không thừa cũng không thiếu. Ngoài thông tin thú vị như thế, với tôi, tháng hai còn đong đầy yêu thương chín ngọt nơi quê nhà. “Con thương quê mình những ngày tháng hai“.
(GLO)- Thời gian gần đây, bà con nông dân trong tỉnh phát triển mạnh mô hình trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê. Mô hình này bước đầu giúp người dân tăng thu nhập hàng trăm triệu đồng trên mỗi héc ta.
Cà phê là cây trồng chủ lực của xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng). Để tận dụng trong thời gian tái canh cà phê, nhiều nông hộ đã trồng xen canh cây đương quy Nhật Bản, giúp người nông dân có thu nhập trong thời gian chờ cà phê tới vụ trổ bông kết trái.
Từ việc được kết nối với một nhân vật mà Báo Thanh Niên từng giới thiệu trên mục Giới trẻ, một anh nông dân đã có cơ hội đổi đời bằng xe bánh mì sau khi khởi nghiệp ở tuổi 34 sau 20 năm trồng cà phê.
(GLO)- Ngày 7-5, Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai đã tổ chức cho 200 nông dân tại 9 huyện, thành phố tham quan mô hình trồng xen sầu riêng vào hồ tiêu và cà phê của gia đình ông Nguyễn Văn Lập (làng Hrak, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang).
(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2019, Ban Tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 vừa ban hành Kế hoạch số 58/KH-BTC, ngày 28/12/2018 về việc tổ chức cuộc thi “Cà phê đặc sản Việt Nam 2019“ tại Lễ hội.