Vườn cà phê của anh nông dân Lâm Đồng chi chít quả, nhiều người tò mò hỏi bí quyết bón phân gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Do sử dụng phân bón hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật nên vườn cà phê của gia đình anh Trần Đình Phú, nông dân Phường Lộc Phát, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng phát triển xanh tốt như "rừng", với lớp lớp những quả, cành đan kín. Ai ghé thăm cũng không ngớt lời khen ngợi, hỏi anh Phú bí quyết chăm sóc cà phê.
Bón phân Lâm Thao mới cho cà phê, hiệu quả vượt mong đợi 
Hai tay nhẹ nhàng trút bao phân bón Lâm Thao ra chậu để chuẩn bị mang đi bón cho cây cà phê trong vườn, anh Trần Đình Phú, nông dân phường Lộc Phát, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vui vẻ nói: Đây là đợt bón phân cho cà phê giai đoạn cuối chu kỳ nuôi trái. Giai đoạn này cây cần cung cấp nhiều dưỡng chất để cho trái chắc và chín đều hơn nữa. Màu sắc quả khi chín được đẹp và tăng thêm hương vị, có như vậy bán mới được giá. 

Sử dụng phân bón hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật nên vườn cà phê của gia đình anh Trần Đình Phú, nông dân Phường Lộc Phát, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng phát triển xanh tốt, quả, cành đan kín. Ảnh: Thanh Hoa
Sử dụng phân bón hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật nên vườn cà phê của gia đình anh Trần Đình Phú, nông dân Phường Lộc Phát, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng phát triển xanh tốt, quả, cành đan kín. Ảnh: Thanh Hoa
Nghe anh Phú hào hứng kể về kỹ thuật bón phân Lâm Thao cho cây cà phê với niềm tin, hy vọng về một vụ mùa bội thu, chúng tôi cũng cảm thấy vui lây. Chỉ vào những cây cà phê xanh tốt, quả đan vào nhau chi chít, anh Trần Đình Phú cho biết: Mình chỉ nghĩ đơn giản, cha mẹ mình nghèo khổ rồi thì mình phải cố gắng lao động thật nhiều để thoát nghèo. Trồng cà phê cũng gian nan lắm, nhưng mình học hỏi thêm rồi cũng làm được.
"Từ ngày tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, tôi biết rằng cây cà phê không thể cho năng suất cao nếu không chăm bón đúng phương pháp. Trong đó, việc sử dụng phân bón phù hợp, đúng lúc cây cà phê cần là việc làm quan trọng, từ đó có thể tăng thêm năng suất để đảm bảo canh tác bền vững" - anh Phú nói.
Theo anh Phú, những năm qua gia đình anh sử dụng phân bón Lâm Thao cho cây cà phê theo kinh nghiệm, ngoài ra anh còn được cán bộ khuyến nông và cán bộ thị trường Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hướng dẫn sử dụng phân bón theo quy tắc "4 đúng": Đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách. Nhờ đó, vườn cà phê của gia đình không những đạt năng suất vượt trội mà còn giúp cây cà phê kháng tốt bệnh gỉ sắt và nấm hồng. Lượng phân bón cũng tiết giảm được khoảng 20% so với bón theo thói quen trước đây.
Do sử dụng phân bón hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật nên vườn cà phê nhà anh phát triển xanh tốt, có lẽ phải gọi là "rừng cà phê" mới đúng, bởi những cành cà phê đan kín vườn, chi chít quả. 
Hiện nay, vườn cà phê của gia đình anh Phú chỉ còn ba tháng nữa sẽ cho thu hoạch. Với tiến độ cây trái phát triển ổn định, thời tiết thuận lợi, không có sâu bệnh gây hại, dự kiến năng suất tăng lên rõ rệt.

Anh Trần Đình Phú (bên trái ảnh), nông dân phường Lộc Phát, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng bón phân Lâm Thao cho cây cà phê trong vườn của gia đình. Ảnh: Thanh Hoa
Anh Trần Đình Phú (bên trái ảnh), nông dân phường Lộc Phát, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng bón phân Lâm Thao cho cây cà phê trong vườn của gia đình. Ảnh: Thanh Hoa
Thông tin về anh Phú "trồng cà phê hiệu quả" nhờ bón phân hợp lí dần được nhiều người biết tới, tò mò đến tìm hiểu, hỏi han bí quyết. Anh Phú đều sẵn lòng chia sẻ, từ đó nhiều nông dân trong vùng cũng học tập, làm theo cách chăm sóc vườn cà phê của anh nông dân này. 
Đầu tư nhiều hơn cho cây trồng chủ lực
Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê, với tổng diện tích cà phê hiện khoảng 170.000 ha, sản lượng đạt trên 500.000 tấn. Diện tích cà phê chủ yếu tập trung ở các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng, TP. Bảo Lộc và Đà Lạt... 
Những năm gần đây, diện tích trồng cà phê theo tiêu chuẩn bền vững, có chứng nhận ngày càng tăng. Tuy là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về diện tích (sau Đắk Lắk), song cà phê Lâm Đồng có năng suất bình quân và sản lượng cao nhất cả nước. Hiện tại, giá trị ngành cà phê chiếm 60% ngành nông nghiệp Lâm Đồng và giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động.
Xác định là cây trồng chủ lực ngành nông nghiệp, những năm qua tỉnh Lâm Đồng đã đầu tư khá toàn diện cho sản xuất cà phê, chú trọng từ khâu chọn giống có năng suất cao, chất lượng tốt; biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp; kỹ thuật canh tác bền vững; hỗ trợ đổi mới công nghệ chế biến;… Đặc biệt là khuyến khích bà con nông dân lựa chọn phân bón của doanh nghiệp có uy tín như Supe Lâm Thao để chăm sóc cho cây cà phê.
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu cả nước trong lĩnh vực sản xuất phân bón, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao luôn đồng hành với nông dân trên mọi miền tổ quốc, trong đó có nông dân sản xuất cà phê tỉnh Lâm Đồng. Với chiến lược đó, Supe Lâm Thao đã giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, đồng thời hướng đến phát triển bền vững bằng cách cung cấp các sản phẩm phân bón uy tín, chất lượng tốt nhất.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác cà phê nói riêng, Supe Lâm Thao đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và sản xuất thành công nhiều loại phân bón mới như NPK-S hàm lượng cao, phân hữu cơ khoáng và Supe lân vi sinh Lâm Thao với chất lượng vượt trội, phù hợp với các loại cây trồng trên nhiều chất đất khác nhau. Từ đó giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định, hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác, tăng chất lượng sản phẩm cà phê.
Công ty có hệ thống Nhà phân phối khu vực trên cả nước, đảm bảo cung ứng kịp thời sản phẩm phân bón Lâm Thao các loại đến tay bà con nông dân. Đặc biệt, tại mỗi vùng miền, Công ty đều có các trạm giao dịch với đội ngũ cán bộ thị trường có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn. Các trạm giao dịch này là hạt nhân trong việc nhân rộng chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển cà phê bền vững cho nông dân nói riêng, giúp nông dân trồng cà phê tăng thu nhập và làm giàu trên chính khu vườn của mình.
Theo Thanh Hoa (Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm