Vùng đất 2 mùa chìm nổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Trong một lần gặp gỡ, tôi được nghe bà con người Jrai ở làng Têng (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hát rằng: “Dân làng ơi!/Làng ta nơi triền núi/Làng ta dọc ven hồ/Cúc cu chim hót/Năm tháng chờ mong/Rẫy ngô xanh/Con cháu quê nhà/Đất nước thanh bình/Buôn làng yên vui…”. Mang theo lời hát, một sáng đẹp trời, tôi ra ngoại ô thành phố để được hưởng chút không khí trong lành của cánh đồng Rừng Dầu tươi tốt quanh năm.

Nơi đây là địa giới của 3 vùng đất mà người Kinh từ đồng bằng lên cao nguyên Pleiku khai phá sớm nhất, gồm: Tiên Sơn, Ngô Sơn và Hiển Sơn. Ngày nay, xã Tân Sơn còn tiếp giáp với các địa danh gắn liền với du lịch như: Biển Hồ trà, hàng thông trăm tuổi, núi lửa Chư Đang Ya...

Khung cảnh tấp nập trên cánh đồng Ngô Sơn khi vào mùa thu hoạch lúa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Khung cảnh tấp nập trên cánh đồng Ngô Sơn khi vào mùa thu hoạch lúa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngày xưa, người ta gọi vùng thung lũng nằm trong lòng các dãy núi Chư Nâm, Chư Đang Ya và Chư Jôr là Tam Sơn. Nay vùng đất này nằm trong địa giới hành chính của xã Tân Sơn và xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) trong Dự án kết nối Khu du lịch Biển Hồ-Chư Đang Ya. Lại nhớ có lần tôi ghé quán cà phê Ông Ngoại bên dưới nhà thờ Tiên Sơn vào mùa nước lên. Trước mắt tôi là một vùng nước mênh mông hàng chục héc ta, chẳng khác gì Biển Hồ nước cách đó không xa, giữa một quần sơn hùng vĩ tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Người ta còn gọi vùng nước ngập này là bàu Thủ Chỉ hay Biển Hồ cạn. Vào mùa nước nổi, người dân quanh vùng lại sắm ngư cụ để đánh bắt cá tôm. Một số người dân sống lâu đời nơi đây kể rằng, ngày xưa, khi bắt đầu mùa mưa, cá chép từ Biển Hồ nước lội ngược dòng về phía thượng nguồn để sinh sản. Cá đi thành đàn suốt đêm và người dân nơi đây lại được mùa cá tươi để cải thiện bữa ăn. Tôi ngồi bên ly cà phê nóng, nhìn ra biển nước xanh thẳm một màu với những chiếc thuyền chài bé tí teo cùng những cánh cò trắng chao liệng trên mặt hồ in bóng ngọn núi cao Chư Nâm mà lòng thấy bình yên đến lạ.

Khi đến mùa khô từ khoảng tháng 2 trở đi, bàu Thủ Chỉ bắt đầu cạn dần và nổi lên cồn đất trở thành bãi bồi Tiên Sơn, cỏ lên xanh mướt như một thảo nguyên mênh mông. Người dân trong vùng lại thả cho đàn dê bách thảo rong chơi và làm quen với du khách check-in trong một không gian tĩnh lặng, thoáng mát. Vào dịp này, cánh đồng Rừng Dầu chạy qua cánh đồng Chư Đang Ya bạt ngàn lúa chín vàng như một đồng bằng trên cao nguyên.

Sự đổi thay theo mùa đã dẫn đến sự biến đổi một cách kỳ diệu trên vùng đất Tiên Sơn; từ bức tranh sơn thủy hữu tình chuyển sang miền thảo nguyên xanh, bên cạnh một đồng quê thơm ngát mùi rơm rạ khiến du khách ngạc nhiên và đầy thú vị. Nét độc đáo ở bãi bồi Tiên Sơn đã ghi dấu ấn cho bao du khách gần xa, kết nối thành một điểm du lịch hấp dẫn với nhiều địa danh mang đậm nét cao nguyên như: Biển Hồ trà, hồ Ia Nâm, núi Chư Nâm, núi lửa Chư Đang Ya…

Miền đất ven đô khó nhọc bao đời mà những bậc tiền hiền người Kinh góp công khai phá từ cuối thế kỷ XIX đã đổi thay nhiều. Từ những người nông dân chất phác khai sơn phá thạch tạo ra cánh đồng bát ngát, vườn cà phê trĩu quả, nay họ đã bắt đầu mở mang dịch vụ, làm homestay. Tôi nghĩ, trong tương lai gần, đây là vùng ngoại ô rất thi vị của TP. Pleiku và cần có sự đầu tư, quy hoạch bài bản tạo nên những không gian vui chơi, nghỉ dưỡng hấp dẫn hơn nữa với các loại hình du lịch thu hút nhiều đối tượng du khách trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.

Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.
Bát nước chè xanh

Bát nước chè xanh

(GLO)- Hồi trước, cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường uống nước lá vối. Đây là thứ lá rất dễ trồng ở vườn nhà, nước vàng xanh có mùi tinh dầu thơm thoang thoảng.
Khúc giao mùa

Khúc giao mùa

(GLO)- Mấy hôm nay, phố núi Pleiku có dấu hiệu chuyển mùa đổi tiết. Bầu trời không xanh trong miên man như những tháng đầu mùa khô, dù mỗi buổi mai, nắng vẫn ửng vàng trên những vòm cây xanh sẫm.
Cô bán rau

Cô bán rau

Huệ bán rau ở phố này cũng đã hơn hai năm. Ấy vậy mà chẳng ai hỏi tên Huệ là gì. Nếu cần mua rau, người ta chỉ ới một câu trống không: "Này, rau"... là cô đã quay ngay lại rồi.
Trà my quyến rũ

Trà my quyến rũ

(GLO)- Năm ấy, người bạn là kỹ sư nông nghiệp đem đến nhà tặng tôi một cây trà my nhỏ xinh, được trồng trong chậu đất. Trân quý tình bạn, tôi đem cây trồng ở mảnh đất nhỏ trước hiên nhà.
Đợi mùa măng le

Đợi mùa măng le

(GLO)- Khi mới sáng sớm mà trời dày đặc sương và ngày nắng nóng lên đến cực điểm là Tây Nguyên chuẩn bị bước sang mùa mưa, mùa của xanh lúa, xanh nương, mùa thu hoạch của bao nhiêu sản vật dưới tán rừng...