Nấm mối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng 5, khi những cơn mưa đầu mùa ào ạt trút xuống, hơi thở ngai ngái của đất nhạt dần, mầm sống mới của cỏ cây bắt đầu nhô lên cũng là lúc bắt đầu mùa nấm mối. Dưới những lô cao su, rẫy cà phê chưa khép tán, trên những thửa đất mới vỡ mùa đầu, những bãi cỏ hoang… ở đâu ta cũng có thể bất ngờ được thiên nhiên ban tặng nấm mối. Cầm dăm bảy tai nấm trên tay tưởng như đã nghe được vị ngọt lừ của bát canh.

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, cứ mỗi khi mùa mưa đến, chúng tôi lại rủ nhau vào các vườn cao su “săn” nấm mối. Mới sáng tinh sương, khi những hạt mưa buổi đêm còn trĩu nặng trên mỗi tán cây ngọn cỏ, dân “săn” nấm đã lục tục lên đường. Phải đi sớm bởi tuổi thọ của nấm mối không quá nổi 1 ngày, lại nữa là để “đi trước một bước” với lũ côn trùng tinh ranh cũng rất biết sự bổ dưỡng của loại nấm này.

Nấm mối, đúng như tên gọi của nó, thường mọc ở những nơi có mối làm tổ. Người ta nói rằng nấm mối mọc được là nhờ một loại men do mối tiết ra. Nói vậy nhưng không có nghĩa là ở đâu có tổ mối là nấm mối mọc. Thường thì chúng chỉ mọc ở những vùng đất mới. Đất cũ, canh tác đã lâu năm gần như là vắng bóng loại nấm khó tính này. Ngoài ra, nơi chúng cư ngụ còn phải có độ ẩm thích hợp, có bóng cây che và lá mục.

Nấm mối mọc trong vườn cà phê. Ảnh: Nguyên Võ

Nấm mối mọc trong vườn cà phê. Ảnh: Nguyên Võ

Điều kiện đó không đâu lý tưởng cho bằng những vườn cao su 2 đến 3 năm tuổi. Từ xa, cứ thấy những chấm trắng lờ mờ nổi lên giữa những đám lá mục, tới nơi đích là nấm mối. Nấm mối ít mọc riêng lẻ, thường chúng mọc thành đám, chen chúc bên nhau; thân màu trắng ngà, đầu nấm nhẵn mịn, hơi nhớt, màu nâu nhạt-một đặc điểm rất dễ nhận biết. Có nhiều khi chúng tôi tìm thấy những đám nấm mối to bằng cả tấm chiếu với đủ “thế hệ”: Bên cạnh loại đã xòe ô là những cây mới nhú đầu còn nhọn hoắt; dưới chúng nữa là loại đang lấp ló đội đất chực nhô lên.

“Săn” nấm cũng là một thú vui, tựa như đi câu vậy. Quả thật, sau một chặng đường tìm kiếm, niềm vui bỗng như vỡ òa trước món quà đầy hào phóng mà thiên nhiên ban tặng. Có người không kìm được hét váng cả lên. Niềm vui cuộc sống đôi khi chỉ bằng những điều giản dị và đơn sơ như thế.

Bây giờ, vào mùa, thi thoảng tôi vẫn thấy người dân ở vùng Ia Grai, Đức Cơ đi hái nấm mối về bán. Tuy nhiên, tìm được nấm mối tự nhiên bây giờ có lẽ cũng không dễ. Bởi còn rất ít những nơi đất đai đủ điều kiện cho chúng mọc. Cho đến bây giờ nấm mối trắng tự nhiên vẫn là loài gần như duy nhất con người chưa thể trồng nhân tạo. Bởi vậy mà từ một món ăn dân dã, nấm mối bây giờ đã trở thành một thứ đặc sản. Ở các thành phố lớn, 1 kg nấm mối có giá cả triệu đồng. Ngay ở Pleiku, 1 kg nấm mối cũng đã có giá hơn 500 ngàn đồng.

Đã bao năm rồi, tôi chưa vào vườn cao su tìm nấm mối, chưa thưởng thức lại hương vị thơm ngon của những tai nấm do chính tay mình thu hái. Trong các loại nấm, có lẽ chẳng loại nào dễ chế biến như nấm mối. Không cần thực phẩm cao sang nào kèm, chỉ một chút dầu ăn, nước mắm và rau thơm, tự thân nấm mối cũng đủ cho ta những thức món dân dã mà đậm đà hương sắc khó quên.

Ví dụ như món canh rau lang nấm mối mà có lẽ đã rất nhiều người tự tay chế biến và thưởng thức. Nấm mối hái về gọt sạch chân, ngâm vào nước muối pha loãng cho nhạt mùi đất. Rau lang rửa sạch thái nhỏ. Phi dầu ăn lên, cho nấm vào xào chín rồi vớt ra. Nước dùng đun sôi, cho rau lang vào; vừa chín thì cho nấm vào, nêm muối, bột canh cho vừa, vậy là đã có bát canh ngọt mát.

Hay như món cháo nấm, việc chế biến cũng vô cùng đơn giản: Nấm mối sau khi được xào chín với dầu ăn, nước mắm và gia vị, đợi cháo nấu chín nhừ thì cho vào trộn đều, để sôi lại vài phút rồi bắc ra, vậy là đã có một nồi cháo béo ngậy, thơm lừng. Và tôi còn có thể kể ra đây hàng chục món ăn khác từ nấm mối mà cách chế biến cũng thật giản đơn tương tự. Thế nên cứ ước, giá các nhà khoa học nghiên cứu được cách trồng nấm mối nhân tạo thì tuyệt vời biết mấy.

Có thể bạn quan tâm

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.