Vụ trực thăng chở tổng thống Iran rơi: Washington không giúp được Tehran

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hãng AFP ngày 21.5 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho hay Tehran đã đề nghị hỗ trợ liên quan vụ trực thăng rơi khiến Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng.

"Chúng tôi được đề nghị hỗ trợ bởi chính phủ Iran. Chúng tôi nói rằng mình sẵn sàng hỗ trợ, cũng như đối với chính phủ bất cứ nước nào trong tình huống đó. Sau cùng, chủ yếu vì lý do hậu cần, chúng tôi không thể cung cấp sự hỗ trợ đó", ông thông tin với báo giới.

Hình ảnh Tổng thống Raisi tại Tehran ngày 21.5. Ảnh Reuters

Hình ảnh Tổng thống Raisi tại Tehran ngày 21.5. Ảnh Reuters

Mỹ và Iran không còn duy trì quan hệ ngoại giao sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran. Ông Miller chưa nêu cụ thể về đề nghị từ phía Iran và phương thức liên lạc giữa 2 nước, nhưng cho biết Iran đề nghị hỗ trợ ngay sau vụ việc hôm 19.5, nhằm tìm kiếm chiếc trực thăng chở Tổng thống Raisi cùng Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian và 7 người khác.

Sau tai nạn bi thảm với tổng thống, Iran nói sẽ tiến lên; Mỹ hé lộ đề nghị hỗ trợ tìm kiếm

Vụ việc xảy ra sau khi có thông tin Mỹ và Iran âm thầm đối thoại ở Oman nhằm tăng cường ổn định ở Trung Đông sau căng thẳng giữa Iran và Israel. Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo "chính thức chia buồn" về vụ việc.

Cựu Ngoại trưởng Iran Javad Zarif đổ lỗi cho các lệnh cấm vận của Mỹ làm cản trở việc mua phụ tùng máy bay. Bình luận về phát biểu này, ông Miller nói rằng "chính phủ Iran chịu trách nhiệm cho việc sử dụng một máy bay 45 năm tuổi trong điều kiện được mô tả là thời tiết xấu, không phải do bất cứ yếu tố nào khác".

Dù chưa có kết quả điều tra, truyền thông nhà nước Iran cho rằng nguyên nhân trực thăng rơi do "lỗi kỹ thuật".

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.