Vụ đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc: Chân dung kẻ cầm đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại cơ quan công an, Nguyễn Tiến Đạt, một trong những kẻ cầm đầu đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, đã thừa nhận hành vi phạm tội

Ngày 17-4, Sở Y tế Thanh Hóa đã có văn bản trả lời Bộ Y tế liên quan tới vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả, buôn bán thuốc giả "khủng" với số lượng lớn, tinh vi do Nguyễn Tiến Đạt (SN 1991; ngụ quận Thanh Xuân, Hà Nội) và Trịnh Doãn Giáo (SN 1985; ngụ quận Bình Tân, TP HCM) cầm đầu.

11 trong số 14 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa
11 trong số 14 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa

Theo đó, Sở Y tế Thanh Hóa và các cơ quan chức năng, chưa phát hiện các sản phẩm thuốc giả nói trên tại cơ sở khám chữa bệnh công lập. Lý do là các loại thuốc này không có giấy tờ hợp lệ để tham gia đấu thầu. Phần lớn số thuốc giả được tiêu thụ qua mạng và các kênh bán lẻ.

Trong số 21 loại sản phẩm đã bị cơ quan công an thu giữ có 4 loại giả thuốc tân dược (44 hộp Tetracyclin, 40 hộp Clorocid, 49 hộp Pharcoter, 52 hộp Neo-Codion). Đây là những thuốc giả được làm giống với các thuốc đang được công bố lưu hành; còn lại là 39.323 hộp gồm 17 loại sản phẩm giả nghi là thuốc đông dược, sản phẩm có nhãn ghi mục đích sử dụng như thuốc chữa bệnh.

Nguyễn Tiến Đạt và Trịnh Doãn Giáo là những kẻ cầm đầu liên quan tới đường dây. Ảnh: Công an Thanh Hóa
Nguyễn Tiến Đạt và Trịnh Doãn Giáo là những kẻ cầm đầu liên quan tới đường dây. Ảnh: Công an Thanh Hóa

Điều đáng nói, trong số 14 bị can bị khởi tố, công an xác định không có người nào có trình độ, chuyên môn về sản xuất thuốc.

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, Nguyễn Tiến Đạt được xác định là đối tượng cầm đầu đường dây, sau đó câu kết với nhóm của Trịnh Doãn Giáo (SN 1985; ngụ quận Bình Tân, TP HCM), là đối tượng cầm đầu đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, xương khớp đã đầu tư dây chuyền, máy móc sản xuất và nghiên cứu các thành phần của thuốc tân dược.

Ngoài danh tính 2 kẻ cầm đầu, danh tính 12 nghi phạm liên quan vẫn chưa được công an công bố. Ảnh: Công an Thanh Hóa
Ngoài danh tính 2 kẻ cầm đầu, danh tính 12 nghi phạm liên quan vẫn chưa được công an công bố. Ảnh: Công an Thanh Hóa

Sau đó, bọn chúng đặt mua các nguyên liệu là dược phẩm, dược liệu, thảo mộc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuê nhân công trộn lẫn nghiền thành bột, sử dụng máy móc đóng thành viên nang, ép vỉ, đóng gói thành phẩm bán ra thị trường qua các kênh phân phối.

Tại cơ quan công an, Nguyễn Tiến Đạt đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình và tỏ ra ăn năn hối lỗi. "Em rất ân hận về hành vi vi phạm pháp luật của mình khi mua bán thuốc giả"- Đạt khai.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, sau một thời gian tập trung điều tra, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đấu tranh triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả do là Nguyễn Tiến Đạt và Trịnh Doãn Giáo (SN 1985; ngụ quận Bình Tân, TP HCM) cầm đầu.

Các loại thuốc giả mà Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ trong vụ án
Các loại thuốc giả mà Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ trong vụ án

Lực lượng công an đã phối hợp khám xét khẩn cấp 6 địa điểm là nơi sản xuất, nơi làm việc, nơi cất giấu hàng hóa của ổ nhóm trong đường dây sản xuất thuốc giả trên địa bàn TP Hà Nội, TP HCM và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, An Giang, Đồng Tháp.

Qua khám xét, lực lượng công an đã thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả. Tổng khối lượng thuốc tân dược giả và nguyên liệu để làm thuốc tân dược giả công an thu giữ được gần 10 tấn.

Kể từ năm 2021 đến khi bị bắt, đường dây này đã bán ra thị trường số lượng thuốc giả rất lớn, số tiền thu lời bất chính ước tính gần 200 tỉ đồng.

Theo Tuấn Minh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Dùng thẻ bảo hiểm y tế của người khác có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng

Dùng thẻ bảo hiểm y tế của người khác có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng

(GLO)- Theo hồ sơ thẩm định dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi vừa được Bộ Tư pháp công bố, người dùng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giả, thẻ của người khác đi khám-chữa bệnh để hưởng chế độ trái quy định có thể bị phạt ít nhất 40 triệu đồng, tăng gấp đôi so với hiện hành.

Ô tô tông người đi bộ, 1 người nguy kịch

Ô tô tông người đi bộ, 1 người nguy kịch

(GLO)- Sáng 6-5, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang phối hợp với Công an xã Gào (TP. Pleiku) khám nghiệm hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông khiến 1 người bị thương nặng.

Sau ngày 31-7, tài khoản nghi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tất

Sau ngày 31-7, tài khoản nghi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tất

(GLO)- Theo kế hoạch, sau ngày 31-7-2025, nhóm Big5 ngân hàng (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV và MB) sẽ triển khai hệ thống giám sát giao dịch bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Các giao dịch chuyển tiền nghi ngờ là hành vi lừa đảo sẽ bị chặn ngay trước khi giao dịch hoàn tất.