Vụ 60 tấn cá chết trên hồ Thủy điện Plei Krông: Nguyên nhân do thiếu ô xy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 14-7, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum đã có Báo cáo số 248/BC-SNN về tình hình cá chết bất thường trên lòng hồ Thủy điện Plei Krông (huyện Đak Hà).

 

Cá chết trắng lồng. Ảnh: Hoài Trần
Cá chết trắng lồng. Ảnh: Hoài Trần

Theo nhận định ban đầu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum thì hiện tượng cá chết đột ngột do hàm lượng ô xy hòa tan thấp, cá bị ngạt. Số lượng cá chết chủ yếu là Diêu Hồng, cá Trắm cỏ. Riêng một số loài cá tự nhiên trong lòng hồ thủy điện không có hiện tượng chết hàng loạt.

Theo kết quả đo hàm lượng ô xy hòa tan các ngày 12 và 13-7 trên lòng hồ dưới 4 mg/lít (thấp hơn so với quy chuẩn hơn 4 mg/lít); nguyên nhân do mực nước lòng hồ Thủy điện Plei Krông xuống thấp. Bên cạnh đó, mưa trong các ngày 11 và 12-7, kéo theo lượng bùn đất, lòng hồ thu hẹp, nước đục dẫn đến hàm lượng ô xy hòa tan trong nước xuống thấp.

Kết luận sơ bộ của cơ quan chuyên môn tỉnh Kon Tum là không có độc tố trong nước. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên-Môi trường Kon Tum vẫn tiến hành lấy các mẫu nước để phân tích, đánh giá và xác định chính xác nguyên nhân (dự kiến ngày 20-7 sẽ công bố kết quả các chỉ số môi trường nước).

 

Một số hộ dân tranh thủ bán tháo hòng gỡ gạc chút ít. Ảnh: Hoài Trần
Một số hộ dân tranh thủ bán tháo hòng gỡ gạc chút ít. Ảnh: Hoài Trần

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum cũng đã đề nghị UBND tỉnh Kon Tum xem xét, chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương phân tích, công bố rõ các chỉ số môi trường trong nước khu vực nuôi và khu vực xả thải của Nhà máy mì Tây Nguyên; Sở Nông nghiệp và PTNT lấy mẫu cá để phân tích dịch bệnh, phối hợp với UBND huyện Đak Hà nắm chắc tình hình thiệt hại của người dân để tham mưu UBND tỉnh xem xét hỗ trợ, khoanh nợ cho các hộ nuôi cá lồng tái sản xuất; Sở Công thương kiểm tra quy trình vận hành nhà máy mì Tây Nguyên; Công an tỉnh tiếp tục theo dõi, phối hợp với các ngành kiểm tra các số liệu môi trường và tiến hành điều tra vi phạm (nếu có); Công ty Thủy điện Ia Ly xem xét hỗ trợ một phần khó khăn của các hộ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Plei Krông...

Trước đó, trong 3 ngày (11 – 13/7, hàng loạt lồng cá trên lòng hồ Thủy điện Plei Krông bất ngờ chết hàng loạt. Ngay sau sự việc, ngày 13-7, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản hỏa tốc chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên của vụ việc. Liên quan đến vụ việc, theo báo cáo của UBND huyện Đak Hà, tổng số có 28 lồng cá của 6 hộ dân nuôi trồng trên lòng hồ Thủy điện Plei Krông, với số lượng ước khoảng 60 tấn.

Hoài Trần

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.