Vòng tay của ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm rồi, tôi không về quê đón Tết được vì mới sinh con nhỏ. Cận Tết, ba tôi bắt xe lên Gia Lai thăm con cháu. Hành trang ba mang theo là gạo quê, gà quê, đôi cân đậu xanh được mẹ chọn kỹ… Nhìn ba khệ nệ đeo mang những thứ đồ quê đứng trước cổng nhà, tôi cứ thế khóc ngon lành như một đứa trẻ.

Hồi nhỏ, tôi là đứa trẻ ương bướng, thường trốn mẹ theo tụi bạn trai đi tìm tổ chim vào ban trưa. Mỗi lần mẹ bắt được thường phạt đòn. Ba xuýt xoa đôi chân bị mẹ đánh rồi dặn dò: “Lần sau đừng làm mẹ giận nữa con nhé”. Có lần, tôi lao vào đánh nhau với San vì nó chê nhà tôi nghèo mà sĩ, còn bảo “Con gái cắm cúi học cho lắm rồi cũng đi lấy chồng”. Ba San tìm gặp ba tôi trách chuyện. Trước mặt hai ba con San, ba mắng tôi rồi nhận lỗi về mình.

Dắt tôi về, suốt đoạn đường ba nghiêm mặt, chẳng nói gì. Tôi nghĩ chắc sẽ bị ba phạt. Ấy nhưng, khi hai ba con San vừa rẽ khuất lối về, ba tôi liền quay lại, ngồi thụp xuống nắn nắn tay, chân tôi… rồi liên tục hỏi xem tôi có bị đau ở đâu không.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Tôi thích nhất là những buổi tối mùa hè, khi quê tôi có đoàn chiếu phim từ thành phố về. Những buổi ấy, ba gác lại công việc để đưa chị em tôi đi xem phim. Có hôm rạp đông, trẻ con chẳng thể chen được, ba cõng tôi lên vai suốt cả buổi xem phim. Mồ hôi ba thấm đẫm vai áo, ấy thế mà cuối buổi, ba đưa tôi ra chỗ thưa người, dùng quạt mo phe phẩy và hỏi: “Có nóng không con?”.

Thấy tôi im lặng không nói, ba sốt sắng hỏi tiếp: “Sao vậy con?”. Tôi nhìn ba thỏ thẻ: “Con thương ba quá!”. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi biết nói thương ba. Thế rồi, ba ôm lấy tôi, hai ba con dắt nhau về nhà trên con đường làng đầy ánh trăng.

Ba không dạy tôi đọc, không cầm tay uốn nắn nét chữ khi tôi bắt đầu học những chữ cái đầu tiên. Bởi lẽ, những lúc ấy ba còn miệt mài sớm khuya trên cánh đồng trong cái rét căm căm găm vào da thịt hay lẫn đâu đó trong công việc hàng ngày. Hồi đó, bạn bè cùng trang lứa với tôi thường rất ít người được theo học đến nơi đến chốn, thường học hết THCS hay THPT thì xin đi làm công nhân giày da phụ giúp gia đình. Dù nhà có nghèo nhưng ba vẫn cố gắng làm lụng để chúng tôi theo đuổi giấc mơ của mình. Ba nói: “Ba chẳng ước gì nhiều, chỉ ước con ba nhiều chữ”.

Hôm vừa rồi, tôi có đọc trên trang Facebook cá nhân của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều kể về giấc mơ ngày bé, ông vẫn thường được bà cõng đến những nơi làm đồ ăn để xin cho cháu thứ gì đó. Mẹ ông vẫn bảo bà đừng làm thế vì người ta cười cho, nhưng bà vẫn kệ, ai cười mặc ai, miễn là cháu bà có cái ăn. Trái tim tôi rung lên xúc động.

Tôi nhớ đến ngày bé nghèo đói, mỗi bận trong làng nhà nào có tiệc cưới, giỗ… ba cũng thường cõng tôi sang chơi để xin thứ gì đó. Mỗi lần ba dự đám cỗ nhà hàng xóm, tôi vẫn thấy ba lén mẹ giấu cái bì nhỏ vào túi và những trưa như thế, chị em tôi thấp tha thấp thỏm nhìn ra cửa sổ, chỉ cần thấy con vàng đánh tiếng là ùa ra, thích thú với chiếc bánh phồng tôm, cái trứng cút hay chiếc bánh ít… ba mang về.

Ba tôi suốt cả cuộc đời gắn bó với ruộng đồng, đất cát, không biết đến smartphone, internet, cũng chẳng biết đến cửa hàng thời trang hay món ngon nơi nhà hàng sang trọng. Mỗi lần mua tặng ba chiếc áo, đôi dép mới hay món quà gì đó, tôi phải cắt chiếc mác có ghi giá tiền hoặc xóa giá cũ rồi dán lên một mức giá mới để ba yên tâm.

Ba tôi có đôi bàn tay chai sần vì những năm tháng cõng đá, kéo cày… Ông vẫn thường chở che, nhận hết phần lỗi về mình mỗi khi các con gây ra lỗi lầm gì đó. Trong hành trình cuộc đời, không ít lần tôi bật khóc vì một vấp ngã nào đó, nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ tôi thấy mình đơn độc. Bởi tôi biết, dù có thành công hay thất bại thì tôi vẫn có một chốn để quay về, trong vòng tay của ba.

Có thể bạn quan tâm

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

(GLO)- "Dốc mùa xuân" là một bài thơ đượm sắc xuân và tình quê của Bùi Việt Phương. Ở đó, xen lẫn giữa kỷ niệm là những xúc cảm hoài niệm của một người con xa xứ về không khí Tết đầm ấm, yên vui ở quê nhà.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.