Sắc màu mùa hạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người ta thường nói, mùa hạ ồn ã quá nên chẳng cho ai được tĩnh tâm. Nào là tiếng ve kêu inh tai, người người dậy từ khi mặt trời chưa mọc đi lại, nói cười huyên náo, đất trời nung nấu oi bức đến cùng cực thì “bục” ra những tiếng sấm. Thế rồi, mưa đổ xuống, trả lại nước cho ao hồ, nước tràn mặt đường, cá rô phải rạch nước lên mặt sân, những bánh xe quẫy trong nước như chân vịt các con tàu… Nhìn dòng sông đục ngầu, nỗi lo về những ngày mưa lũ lại cuộn dâng trong lòng người.

Một sớm cuối tuần, tôi thức dậy sau cơn mưa. Thay vì lái xe hay đạp xe đạp, tôi xỏ giày chạy bộ, vừa chạy vừa phóng tầm mắt tới phía xa xăm nơi cuối đường mở ra tít tắp. Phố núi giờ này vẫn đang thiếp ngủ, người ta chưa thể trở dậy sau một đêm cuối tuần thức muộn nhâm nhi cà phê, trà chanh để ngẫm ngợi về thanh xuân lại vèo qua mỗi sớm mai.

Bỗng nhiên, ùa vào mắt tôi là những bông hoa phượng rớt xuống mặt đường từ lúc nào. Tôi chạy chậm lại, nhặt lên nhìn ngắm. Hoa phượng tưởng quen mà lạ lắm, những cánh hoa như được cắt từ giấy đỏ để trang trí trong hôn lễ. Mùa hoa như lửa đốt lòng khắc khoải tình yêu học trò. Hoa như ngọn lửa cắm trại thời áo trắng nhưng lại tựa như áo nàng dâu của ai đó vội theo chồng. Đã có người bạn gái bước lên xe hoa sau mùa thi như thế. Sắc hoa như nói với mình bởi ký ức của bao thế hệ nên dù nắng đỏ, mưa nhòa, màu vẫn thắm. Màu của ký ức, màu của quy luật đời người, màu của một dấu mốc thanh xuân hình như chưa bao giờ nhạt trong mưa nắng.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Cuối cùng, khi xe cộ trên đường đã vãn, ai cũng đã chọn được chỗ ngồi của mình trong những quán quen, tôi nhận ra trời lại bắt đầu mưa. Tuổi tác đã dạy cho tôi một bài học, đâu phải trong suốt là không màu, đâu phải dửng dưng là vô cảm. Ban đầu, mưa như một anh họa sĩ mới vào nghề quệt màu vụng về, sau dần như thấm cái cảm xúc mà thanh thoát, tinh tế hơn. Bức tranh phố, đường, quán sá… dần hiện lên. Ghế, bàn, gạt tàn màu nâu, những khung cửa màu nâu như một bức ảnh trong ký ức. Hóa ra, mùa hạ nhiều sắc thái thật sự. Chiếc ô chỉ che được một nửa bờ vai ai, mái tóc ai dính bết những giọt mưa chiều bối rối, một đôi mắt đang ngắm phố mà như xuyên thấu qua màn mưa, qua thời gian để ngóng đợi một người.

Sớm ấy, mưa đến rồi đi khi những chiếc kim đồng hồ vẫn còn dang dở vòng quay của mình. Tôi mở cánh cửa sổ ra đón ánh nắng hửng lên khi mưa tạnh. Bất chợt, tôi gặp lại ánh sáng mặt trời lần thứ hai ló rạng trong ngày. Đúng như ai từng nói, trong mùa mưa, mỗi ngày, ta lại gặp không chỉ một bình minh. Mưa như một trang giấy nháp, cứ xe đi rồi lại tô màu lại, ngày như một đứa trẻ đang chơi với sắc màu, vừa cảm tính, bồng bột vừa sâu sắc mà làm nên tâm điểm của ngày.

Ở phố đã lâu, hôm nay tôi mới nhận ra một tiếng gà trưa. Đó là tiếng của một con trống oai vệ chứ không phải loại gà tre, gà cảnh thông thường. Ngày bé, tôi nghe bà nội bảo: dù đang ở đâu, đang sống giữa không gian đông vui thế nào nhưng nghe tiếng gà vẫn thấy buồn xa vắng. Cũng con gà ấy, cái mào đỏ và bộ lông “hiệp sĩ” ấy, nhưng tiếng gáy giữa ban trưa như vọng vào lòng giếng sâu thẳm, như gọi lên những lời ca của kẻ xa nhà. Nếu là một họa sĩ, tôi sẽ bằng được âm thanh ấy từ vóc dáng, từ sắc màu bộ lông của chú gà. Cả trưa hôm ấy, tâm hồn tôi như bức tranh cũ được phủi bụi, được gỡ những lớp mạng nhện quên lãng, lười nhác của thời gian để nhận ra những màu cũ vẫn còn tươi mới. Chẳng biết tiếng gà ấy phát ra từ sân thượng nào để vãi một nắm thóc, chỉ biết thức trọn một buổi trưa tự trôi về ngày hôm qua xa vắng.

Ngày mới, tuần mới lại cuốn tôi vào việc mà không còn một khoảng trống. Nơi nào con người không bước, bánh xe không lăn qua là bụi phủ mờ. Người ta quét bụi, lau bụi đâu phải chỉ vì vệ sinh sạch sẽ mà còn để giành lại thực tại cho riêng mình. Bụi cũng là một sắc màu, nhớ con đường bụi đỏ dẫn về nhà tôi bao mùa hạ. Tôi bé nhỏ đứng trên sườn đồi ngóng bụi cồn lên là biết cha tôi đang đạp xe trở về.

Màu của mùa hạ với bao cung bậc cứ lặng lẽ như thế, đến từ hôm qua, thắm lên hôm nay và còn theo bước tôi xa tắp một con đường. Và, tôi sẽ nhớ về mùa hạ trong thơ thẩn những sắc màu.

Có thể bạn quan tâm

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.