Việt Nam và EU ký thỏa thuận chống khai thác gỗ bất hợp pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việt Nam và EU đã ký hiệp định tăng cường quản trị rừng, giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp của Việt Nam xuất khẩu sang EU và các thị trường khác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng chứng kiến tại lễ ký Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng chứng kiến tại lễ ký Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU.
Ngày 19/10/2018, tại Brussel (Bỉ), Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký đã  Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). 
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam và Ông Sebastian Kurz, Thủ tướng Áo, hiện đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng EU và bà Federica Mogherini, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, đại diện cấp cao của EU về đối ngoại và an ninh của EU cùng ký Hiệp định VPA/FLEGT. Hiệp định được ký trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ 12 (ASEM 12) tại Brussels và có hiệu lực sau khi được phê chuẩn theo quy định pháp luật của mỗi bên.
“Hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của một quan hệ đối tác quan trọng mà thông qua đó Việt Nam và EU sẽ cùng hợp tác để giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp và các hệ quả nguy hại của tình trạng này”- Bà Federica Mogherini, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu nói.
Theo bà Federica Mogherini, EU hoan nghênh tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được nhằm chuẩn bị cho việt thực thi VPA/FLEGT và các bước đầu tiên trong việc tăng cường kiểm soát gỗ nhập khẩu; tuy nhiên, cần phải làm nhiều hơn thế nữa.
Kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi đầy đủ Hiệp định VPA/FLEGT và góp phần đảm bảo rằng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU có nguồn gốc hợp pháp. EU sẽ duy trì liên hệ chặt chẽ với phía Việt Nam để hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai trên thực tế và hy vọng sẽ đạt được những kết quả cụ thể.
Về phía Việt Nam, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp và bền vững phù hợp với các mục tiêu phát triển và nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo vệ rừng và hạn chế biến đổi khí hậu.
Việt Nam là nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mạnh tăng trưởng theo cấp số nhân trong thập kỷ qua, đóng một vai trò quan trọng trong thị trường toàn cầu. Các nhà lãnh đạo, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam đều ủng hộ Hiệp định VPA/FLEGT và tiếp tục tham gia vào quá trình hoàn thiện chính sách ngành lâm nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và thành viên đoàn Việt Nam tại lễ ký kết
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và thành viên đoàn Việt Nam tại lễ ký kết
“Việt Nam đảm bảo rằng gỗ khai thác bất hợp pháp không được đưa vào thị trường Việt Nam và sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề này thông qua việc thực thi pháp luật hiệu quả”- Bộ trưởng Cường nói.
Để thực hiện Hiệp định, Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) toàn diện và tin cậy nhằm đảm bảo gỗ nhập khẩu và sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp thông qua hệ thống xác minh đối với gỗ trong nước và gỗ nhập khẩu được khai thác và kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật của nước khai thác.
Hiệp định VPA/FLEGT cũng quy định việc thiết lập hệ thống kiểm tra và cân bằng như cơ chế khiếu nại và đánh giá độc lập cũng như cam kết có sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực thi Hiệp định và công bố các thông tin chính của ngành lâm nghiệp. Các nội dung chính này của Hiệp định sẽ tiếp tục được cải thiện để tăng cường hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam.
Nghiêm cấm nhập khẩu gỗ bất hợp pháp vào Việt Nam
Theo Bộ NN&PTNT, các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT đã được quy định trong Luật Lâm nghiệp Việt Nam mà sẽ có hiệu lực từ tháng 1/1/2019. Luật mới này nghiêm cấm việc nhập khẩu gỗ được sản xuất bất hợp pháp vào Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam cũng đang xây dựng các văn bản qua phạm pháp luật, trong đó có xem xét các quy định của Hiệp định VPA để thực thi Luật, bao gồm quy định về thực hiện trách nhiệm giải trình của các nhà nhập khẩu và các chế tài xử phạt đầy đủ, phù hợp và có tính răn đe theo quy định của Hiệp định VPA/FLEGT.
Việt Nam phải đảm bảo sản phẩm gỗ xuất vào EU và các thị trường phải có nguồn gốc hợp pháp
Việt Nam phải đảm bảo sản phẩm gỗ xuất vào EU và các thị trường phải có nguồn gốc hợp pháp
Việt Nam đã có kế hoạch chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT, với sự tham gia tích cực của đại diện từ các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển thông qua nhóm nòng cốt đa bên. Ủy ban thực thi chung Việt Nam – EU sẽ giám sát việc áp dụng trên thực tế các điều khoản của Hiệp định VPA/FLEGT, một quá trình có thể sẽ kéo dài trong vài năm.
Theo đó, một đánh giá chung sẽ được thực hiện trước khi hệ thống cấp phép FLEGT có thể chính thức vận hành. Đánh giá này sẽ xác minh và xác nhận rằng tất cả các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT đã được thực hiện và rằng hệ thống được đưa ra trên thực tế đáp ứng các tiêu chí sẵn sàng vận hành theo quy định tại Phụ lục của Hiệp định.
Bên cạnh những lợi ích về mặt môi trường, kinh tế và xã hội gắn với việc quản lý ngành lâm nghiệp Việt Nam tốt hơn, cơ chế cấp phép FLEGT sẽ đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Quy chế gỗ của EU, ngăn chặn việc đưa gỗ bất hợp pháp vào thị trường EU.
 Cho đến khi bắt đầu cấp phép FLEGT, gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và thị trường EU vẫn phải tuân thủ các yêu cầu của Quy chế Gỗ của EU. Điều này có nghĩa là các nhà nhập khẩu của EU sẽ phải thực hiện trách nhiệm giải trình để đảm bảo rủi ro về sản phẩm bất hợp pháp từ Việt Nam vào thị trường Liên minh là không đáng kể.
Hiệp định VPA/FLEGT và các Phụ lục được đăng tải trên trang mạng của Ủy ban châu Âu và của Bộ NN&PTNT.
Phạm Anh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.