Huy động nguồn lực phủ xanh đất trống đồi trọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, những năm gần đây, nhiều địa phương, doanh nghiệp, nhóm thiện nguyện ở Gia Lai đã hỗ trợ cây xanh cho người dân trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.

Chung tay phủ xanh đất trống đồi trọc

Mới đây, 33 hộ dân làng Kdung và 17 hộ dân làng Kret Krot (xã Hra, huyện Mang Yang) đã tập trung trồng cây keo lai trên diện tích đất trống bạc màu tại tiểu khu 487B do UBND xã quản lý. Toàn bộ 152 ngàn cây giống để người dân trồng rừng do Công an xã Hra kêu gọi Công ty TNHH Tuệ Ái (phường Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) hỗ trợ.

huy-dong-nguon-luc-phu-xanh-dat-trong-doi-troc-bg.jpg
Vườn keo lai trồng năm 2023 tại làng Kdung, xã Hra, huyện Mang Yang. Ảnh: N.D

Anh Khân (làng Kdung) cho biết: “Gia đình tôi có 1 ha đất trồng mì nhiều năm nên đã bạc màu, năng suất thấp. Vừa qua, được Công an xã hỗ trợ 1.000 cây keo, tôi đã chuyển toàn bộ diện tích này sang trồng rừng. Tôi được kiểm lâm viên địa bàn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc nên cây sinh trưởng, phát triển tốt”.

Còn ông Yâng-Trưởng thôn Kdung thì cho hay: “Được Công an xã đã hỗ trợ cây giống để trồng trên những diện tích đất trống, bạc màu nên bà con rất phấn khởi. Gia đình tôi cũng được hỗ trợ 2.000 cây keo để trồng trong rẫy và những khu vực đất trống. Ngoài việc phủ xanh đất trống đồi trọc, tôi hy vọng keo lai sẽ cho hiệu quả kinh tế cao trong những năm tới”.

Thiếu tá Nguyễn Hữu Ánh-Trưởng Công an xã Hra-thông tin: Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Công an huyện về công tác dân vận, trong 2 năm (2023-2024), Công an xã đã kêu gọi doanh nghiệp chung tay hỗ trợ cây giống để người dân trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

Theo đó, năm 2023, đơn vị đã hỗ trợ 200 cây thông ba lá trồng dọc các tuyến đường và 20 ngàn cây keo lai cho người dân để trồng rừng. Năm 2024, đơn vị kêu gọi Công ty TNHH Tuệ Ái hỗ trợ 152 ngàn cây keo lai cho người dân làng Kdung và Kret Krot để trồng trên những diện tích đất xấu, bạc màu. Hầu hết diện tích cây keo được bà con chăm sóc khá tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 90%.

huy-dong-nguon-luc-phu-xanh-dat-trong-doi-troc-dd.jpg
Kiểm lâm viên địa bàn xã Hra (huyện Mang Yang) hướng dẫn kỹ thuật trồng keo lai cho người dân. Ảnh: Nguyễn Diệp

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, nhóm thiện nguyện đã hỗ trợ cây giống cho người dân trồng phân tán. Điển hình như Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hỗ trợ 55 ngàn cây xanh cho các địa phương trong vùng nguyên liệu để trồng phân tán, góp phần nâng cao độ che phủ rừng.

Huy động các nguồn lực trồng rừng

Những năm qua, cùng với các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều địa phương đã huy động các nguồn lực hợp pháp hỗ trợ trồng cây phân tán, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Đặc biệt, năm 2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã điều chuyển 57 tỷ đồng cho tỉnh Gia Lai để trồng rừng thay thế với diện tích 430 ha. Đây là nguồn lực đáng kể để các ban quản lý rừng phòng hộ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

2.jpg
Ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang vận chuyển thông ba lá cho người dân xã Ayun trồng rừng thay thế. Ảnh: N.D

Ông Nguyễn Văn Hùng-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang-cho biết: Năm 2024, đơn vị được giao trồng 60 ha rừng trồng thay thế. Đến nay, đơn vị đã hoàn thành 100% kế hoạch.

“Nguồn vốn trồng rừng thay thế không chỉ giúp đơn vị phủ xanh đất trống đồi trọc mà còn tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại chỗ, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Không chỉ trồng rừng thay thế, hàng năm, đơn vị còn chủ động hỗ trợ cây giống cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện để trồng cây phân tán dọc các tuyến đường, khu vực đất trống đồi trọc, trường học…

Riêng năm 2024, đơn vị đã hỗ trợ 4.000 cây thông ba lá cho các xã, thị trấn để trồng phân tán. Đây là việc làm rất thiết thực góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn huyện trong những năm tới”-ông Hùng chia sẻ.

Còn ông Dương Hoàng Nguyện-Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh thì cho hay: Trên cơ sở kế hoạch đăng ký của các địa phương, đơn vị chủ rừng, năm 2024, toàn tỉnh dự kiến trồng 10.313 ha rừng. Để hoàn thành kế hoạch được giao, Chi cục thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các địa phương, đơn vị chủ rừng cập nhật thông tin, phân bổ kế hoạch trồng rừng và cây phân tán đảm bảo tiến độ đề ra.

Qua theo dõi, hầu hết các địa phương đã xây dựng kế hoạch, vận động người dân kê khai diện tích sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp, chuyển đổi từ cây nông nghiệp sang cây lâm nghiệp... Đồng thời, các địa phương đã bố trí ngân sách, huy động tối đa nguồn lực xã hội, lồng ghép kết hợp với nhiều chương trình hành động khác để trồng rừng.

Mặc dù vậy, quá trình thực hiện trồng rừng vẫn còn không ít khó khăn như: phần lớn hộ đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán canh tác nương rẫy, thường ở lại nên việc gặp gỡ trao đổi thông tin khó thực hiện; nhiều loại cây không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở một số địa phương, đơn vị chủ rừng. Đặc biệt, những diện tích đất trồng rừng hiện nay manh mún, nhỏ lẻ, ở khu vực đồi dốc cao… Do đó, các địa phương trong tỉnh hiện mới trồng được gần 9.206 ha rừng.

“Thời gian tới, Chi cục tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện hiệu quả công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Huy động vốn xã hội hóa, vốn đóng góp hợp pháp khác của doanh nghiệp và sự tài trợ của tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng và cây phân tán.

Đặc biệt, rà soát quy hoạch các cơ sở chế biến hiện có, khuyến khích đầu tư nhà máy chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ gắn với xây dựng vùng nguyên liệu”-Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

(GLO)- Sáng 20-12, tại Tiểu khu 392 thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), Chi cục Kiểm lâm Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện và các chủ rừng diễn tập chữa cháy rừng năm 2024.

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

(GLO)- Những ngày này, lượng khách đến tham quan, mua sắm cây cảnh về trang trí công trình và nhà cửa để đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu tăng. Nắm bắt xu thế đó, các nhà vườn và cơ sở kinh doanh cây cảnh cũng tăng số lượng cây bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.