Việt Nam thảo luận về chống khủng bố tại Hội đồng bảo an LHQ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Phát biểu tại Hội đồng Bảo an, Đại sứ Việt Nam Đặng Đình Quý hoan nghênh việc thông qua Nghị quyết mới về chống tài trợ khủng bố, qua đó tái khẳng định cam kết của Việt Nam tham gia các nỗ lực chung.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 28/3, dưới sự chủ trì của Pháp, Chủ tịch luân phiên tháng 3/2019, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Liên hợp quốc đã tổ chức Thảo luận mở với chủ đề “Ngăn chặn và chống tài trợ khủng bố”.

 Một phiên họp của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Một phiên họp của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)



Tham gia thảo luận có đại diện của hơn 60 nước thành viên Liên hợp quốc, các quan chức Liên hợp quốc, và đại diện nhiều tổ chức khu vực và quốc tế.

Tại phiên Thảo luận, Hội đồng Bảo an đã biểu quyết nhất trí thông qua Nghị quyết do Pháp soạn thảo về chống tài trợ khủng bố, trong đó quy định hàng loạt biện pháp mới, cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả công tác chống tài trợ khủng bố.

Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Thư ký phụ trách Văn phòng Chống khủng bố của Liên hợp quốc Vladimir Voronkov hoan nghênh việc Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết mới và cho rằng đây là một thông điệp mạnh mẽ về nỗ lực nhất quán của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn dòng tiền tài trợ khủng bố. Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết trong thời gian tới, Văn phòng Chống khủng bố sẽ ưu tiên thực hiện các dự án về tăng cường chia sẻ thông tin giữa các cơ chế, cơ quan của Liên hợp quốc, tăng cường năng lực chống tài trợ khủng bố cho các quốc gia, đồng thời kêu gọi các nước tăng cường đóng góp cho các dự án của Liên hợp quốc trong nỗ lực này.

Các phát biểu đều bày tỏ quan ngại với các hình thức huy động tài trợ khủng bố mới, nhất là tiền ảo, bắt cóc đòi tiền chuộc, thanh toán qua điện thoại...Các nước hoan nghênh Nghị quyết mới được thông qua, trong đó ghi nhận các thách thức mới và khẳng định nghĩa vụ của các nước trong việc hoàn thiện thể chế và các biện pháp hữu hiệu khác nhằm đối phó với các thách thức mới. Các ý kiến cũng thừa nhận vai trò trung tâm của Nhóm đặc trách về tài chính (Financial Action Task Force), chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện các khuyến nghị của Nhóm và mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế và chia sẻ thông tin, hỗ trợ tăng cường năng lực lẫn nhau.

Phát biểu tại Hội đồng Bảo an, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đánh giá cao việc tổ chức Thảo luận mở trong bối cảnh các vụ khủng bố đẫm máu tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi, với các thủ đoạn tinh vi hơn và các biện pháp huy động nguồn tiền, tài trợ khủng bố ngày càng đa dạng, phức tạp.

Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh cần tập trung thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo các nghị quyết hiện có của Hội đồng Bảo an, hoan nghênh Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua Nghị quyết mới về chống tài trợ khủng bố.

Đại sứ cho rằng Nghị quyết này sẽ giúp lấp khoảng trống trong khuôn khổ pháp lý hiện nay và là cơ sở để các nước cùng hợp tác thực hiện. Đại sứ kêu gọi các nước tăng cường phối hợp hành động ở cấp độ toàn cầu với Liên hợp quốc giữ vai trò then chốt và tăng cường trao đổi thông tin, hỗ trợ tăng cường năng lực đối phó với khủng bố.

Trong bối cảnh những kẻ khủng bố lợi dụng nhiều phương thức huy động vốn nhỏ lẻ, theo đám đông, Đại sứ nhấn mạnh vai trò chủ động hơn của khu vực ngân hàng và tất cả các bên liên quan nhằm chia sẻ thông tin về các giao dịch đáng ngờ, nhận diện các trường hợp có khả năng tài trợ khủng bố.

Đại sứ cũng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với các nghĩa vụ theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, trong đó có việc hình sự hóa tội tài trợ khủng bố với các hình phạt nghiêm khắc, như trong Bộ luật Hình sự và các luật về phòng chống khủng bố và phòng chống rửa tiền. Đồng thời, Việt Nam thực hiện thanh tra thường kỳ về tính an ninh, an toàn và sẵn sàng chống khủng bố của hệ thống tài chính trong nước.

Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam đã tham gia hàng loạt điều ước quốc tế đa phương và song phương về chống khủng bố, tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, cam kết mạnh mẽ thực hiện các khuyến nghị của Nhóm đặc trách về tài chính và tích cực tham gia sáng kiến của ASEAN về chống khủng bố và bạo lực cực đoan. Đại sứ tái khẳng định cam kết của Việt Nam tham gia các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong khuôn khổ Hiến chương Liên hợp quốc, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và luật pháp quốc tế.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.