Việt Nam nhập khẩu táo Mỹ gấp nhiều lần các nước ASEAN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Niên vụ táo vừa qua, táo Mỹ (chủ yếu từ bang Washington) xuất khẩu sang Việt Nam đạt hơn 1,8 triệu thùng, tăng gần 50% so với niên vụ trước.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Francis Lee - Trưởng đại diện Hiệp hội Táo Washington (Mỹ) tại Việt Nam - cho biết các nhà xuất khẩu táo đã sẵn sàng phục vụ mùa Tết 2025 tại Việt Nam với sản lượng khoảng vài trăm container cho cả mùa Tết.

Niên vụ táo Washington tính từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau và năm nay dự báo tình hình sản xuất không có nhiều biến động.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu thuận lợi hơn khi cước vận chuyển tàu biển giảm sau thời gian tăng nóng.

Washington là "thủ phủ" của táo Mỹ và Việt Nam nhập khẩu từ nguồn này chiếm hơn 99% nên cũng có thể xem là đại diện cho táo Mỹ.

Cũng theo ông Lee, dịp Tết của Việt Nam vào đúng mùa táo của Mỹ, còn các loại quả khác như: nho, cherry, việt quất, xuân đào, đào đều không phải vụ.

"Việt Nam nhập táo từ rất nhiều nguồn nhưng táo Mỹ vẫn chiếm được ưu thế lớn. Đặc biệt vào dịp Tết, táo Mỹ không chỉ ngon mà còn có hình thức đẹp. Táo của Mỹ rất được chuộng vào dịp Tết để làm quà biếu và trưng bày trên các mâm trái cây cúng do màu đỏ hợp thị hiếu" – ông Lee giải thích.

Táo Mỹ chiếm ưu thế lớn tại thị trường táo nhập khẩu của Việt Nam
Táo Mỹ chiếm ưu thế lớn tại thị trường táo nhập khẩu của Việt Nam

Trưởng đại diện Hiệp hội Táo Washington tại Việt Nam thông tin niên vụ vừa qua, táo Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam đến 1,8 triệu thùng (mỗi thùng 20 kg), cao hơn niên vụ trước 46,9%.

Thống kê các thị trường xuất khẩu của táo Washington thì Việt Nam nhập khẩu còn nhiều hơn Trung Quốc (423.000 thùng), Thái Lan (629.000 thùng), Indonesia (556.000 thùng), Philippines (205.000 thùng),… chỉ duy nhất sau Đài Loan (Trung Quốc) với gần 3,5 triệu thùng táo.

Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng cao của táo Mỹ khi sản lượng năm 2001 chỉ mới có 100.000 thùng/năm.

Táo Mỹ thu hoạch trong 3 tháng 9, 10, 11 hằng năm sau đó được đưa vào kho lạnh để táo "ngủ đông" và xuất bán quanh năm.

Theo Hiệp hội Táo Washington, khi ở trên cây, táo có một lớp sáp tự nhiên để bảo vệ. Trong quá trình đóng gói, táo được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và sau đó được tráng lại bằng một loại sáp tự nhiên - sáp carnauba từ lá cây cọ Copernicia trimnifera hoặc shellac có nguồn gốc từ bọ cánh kiến, tương tự như mật của ong.

Lớp phủ sáp tự nhiên này bảo vệ quả táo khỏi bị mất độ ẩm, hương vị và độ giòn, đồng thời mang lại vẻ bóng đẹp hấp dẫn tương tự như những gì bạn sẽ nhận được nếu chà xát quả táo vừa hái trên tay áo. Do đó, trước khi thưởng thức, cần rửa táo dưới vòi nước để loại bỏ lớp sáp phủ này.

Nguồn cung rau quả số 2 của Việt Nam

Số liệu từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho thấy Mỹ là nguồn cung rau quả số 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Cập nhật đến 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi 305 triệu USD nhập khẩu rau quả Mỹ, chiếm 16% thị phần, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong thời gian trên, Việt Nam đã chi gần 167 triệu USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái – là loại trái cây Việt Nam chi nhiều tiền nhất để nhập khẩu.

Theo Tin-ảnh: Ngọc Ánh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.