Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giáo dục học sinh biết sẻ chia, thương bạn bè, yêu lao động, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường... là mục đích mà các liên đội tại huyện Đak Pơ (Gia Lai) hướng tới khi triển khai mô hình “Đàn gà của em” hay “Phân loại rác thải học đường”.
Góp phần tăng nguồn quỹ Đội
Thầy Trương Công Hương-Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học và THCS Kim Đồng (xã An Thành) chia sẻ: “Mô hình “Đàn gà của em” được Liên đội triển khai từ năm học 2012-2013. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Liên đội đã trích kinh phí mua gà rồi giao cho các em học sinh chăm sóc để gây quỹ. Cuối mỗi học kỳ, Liên đội sẽ tuyên dương những chi đội và cá nhân thực hiện tốt mô hình để khích lệ tinh thần các em”. 
Đàn gà của Liên đội Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng có khoảng 60 con, chia đều cho 2 cấp học. Với các lớp ở điểm trường lẻ, Liên đội cho các đội viên đăng ký, giao cho 1-2 em đem về nuôi chung với đàn gà của gia đình; cuối mỗi học kỳ, các đội viên sẽ chuyển lại gà về Liên đội. Để mô hình đạt hiệu quả cao, thầy Trương Công Hương mua gà nhỏ về nuôi trước 1 tháng, tiêm phòng vắc xin đầy đủ rồi mới bàn giao cho học sinh.
 Thầy Trương Công Hương hướng dẫn các em học sinh cách chăm sóc đàn gà. Ảnh: T.B
Thầy Trương Công Hương hướng dẫn các em học sinh cách chăm sóc đàn gà. Ảnh: T.B
Thức ăn cho đàn gà ở điểm trường chính là thực phẩm thừa ở bếp ăn nội trú hoặc được các em đem từ nhà tới. Được thầy-cô giáo hướng dẫn, các em học sinh rất thích thú khi chăm sóc đàn gà. Khi gà lớn, một phần được bán để gây quỹ Liên đội (thường thì được các thầy-cô giáo mua ủng hộ với giá cao); một phần dành để các em liên hoan cuối mỗi học kỳ. Trung bình mỗi năm học, Liên đội nuôi được 2 lứa gà.
Tương tự, mô hình “Phân loại rác thải học đường” cũng đã được Liên đội Trường THCS và THPT Y Đôn thực hiện từ năm học 2017-2018. “Trước đây, dù đã được thầy-cô giáo nhắc nhở nhưng học sinh vẫn xả rác không đúng nơi quy định. Vì vậy, Liên đội đã nảy ra ý tưởng triển khai mô hình “Phân loại rác thải học đường” để vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường học đường, vừa gây quỹ”-cô Lê Huỳnh Thùy Trang-Tổng phụ trách Đội trường THCS và THPT Y Đôn-chia sẻ.
Với mô hình này, Liên đội trích kinh phí mua 3 thùng rác lớn đặt trong sân trường, trên mỗi thùng rác ghi rõ: chai lọ, kim loại, báo giấy để học sinh dễ phân loại. Tại mỗi lớp học cũng có các giỏ đựng rác nhỏ, trước và sau mỗi buổi học, học sinh sẽ tiến hành dọn dẹp, thu gom và phân loại rác. Những loại rác không thể tái sử dụng sẽ được đổ vào hố rác, sau đó đưa đi xử lý. Vào cuối tuần, chi đội nào phụ trách tuần sẽ cùng Tổng phụ trách Đội phân loại rác để bán lấy tiền gây quỹ. Trung bình mỗi tuần, Liên đội thu được khoảng 100.000 đồng từ việc bán rác thải tái chế.
Tính giáo dục cao

Anh Văn Xuân Dũng-Phó Chủ tịch Hội đồng Đội huyện Đak Pơ: “Nguồn quỹ hoạt động của các liên đội thường hạn hẹp, do đó việc gây quỹ từ mô hình “Đàn gà của em” và “Phân loại rác thải học đường” là rất sáng tạo, hiện thực hóa chương trình “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. Những mô hình này đang được Hội đồng Đội huyện khuyến khích nhân rộng tại các liên đội khác trong toàn  huyện”.

Từ những mô hình thiết thực này, các liên đội đã chủ động được nguồn quỹ để tổ chức các hoạt động, đồng thời giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của trường. Những món quà tuy nhỏ nhưng là sự sẻ chia, động viên để học sinh nghèo có thêm niềm tin, động lực vươn lên trong học tập. Ngoài ra, những mô hình này còn tạo ra sự lan tỏa bởi tính thiết thực, giáo dục các em tinh thần tương thân, tương ái, biết lao động và bảo vệ trường học xanh-sạch-đẹp.
Với mô hình gây quỹ ở Liên đội Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng, đàn gà được các em xem như tài sản quý. “Học sinh rất thích thú với đàn gà của Liên đội, giờ ra chơi nào cũng thấy các em đến cho gà ăn, quan sát sự phát triển của chúng. Hôm trước, trong đàn có một chú gà bị chết, các em lên “bắt đền” thầy với vẻ mặt rất xót xa. Vậy mới biết các em rất quý trọng công sức của mình bỏ ra lâu nay. Qua thực tế triển khai, mô hình này đã giúp các em gắn bó hơn với trường lớp, hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng của các em học sinh dân tộc thiểu số”-thầy Trương Công Hương cho biết.
Sau 1 năm thực hiện thành công, mô hình “Phân loại rác thải học đường” cũng đã được Liên đội Trường THCS và THPT Y Đôn tiếp tục thực hiện trong năm học 2018-2019. Từ nguồn quỹ có được, Liên đội đã trích tặng nhiều phần quà ý nghĩa cho các em học sinh khó khăn. Đặc biệt, học sinh cũng đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa  bãi, chủ động thu gom rác để xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Em Đặng Nguyễn Hoài Thương (lớp 9A, Trường THCS và THPT Y Đôn) chia sẻ: “Chúng em thường nhắc nhở nhau bỏ rác đúng nơi quy định để trường học sạch sẽ. Từ nguồn quỹ khá dồi dào, Liên đội đã tổ chức được nhiều sân chơi hay, ý nghĩa cho chúng em”.
Thủy Bình

Có thể bạn quan tâm

Một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện Nhi Gia Lai

Một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện Nhi Gia Lai

(GLO)- Tin từ Bệnh viện Nhi Gia Lai, khoảng 10 giờ ngày 16-4, bảo vệ Bệnh viện Nhi phát hiện một bé gái khoảng 8 đến 9 tháng tuổi bị bỏ rơi ở sảnh khám bệnh viện trong tình trạng hoảng sợ, khóc đòi mẹ. Bảo vệ đã thông báo vụ việc cho ban lãnh đạo bệnh viện nắm thông tin. 

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Pleiku: Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân đạt giải nhất tại chương trình ngoại khóa liên trường

Pleiku: Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân đạt giải nhất tại chương trình ngoại khóa liên trường

(GLO)- Ngày 12-4, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân phối hợp với Trường THCS Trưng Vương, THCS Nguyễn Văn Cừ, Trung tâm Ngoại ngữ Lanna-Popodoo Pleiku tổ chức chương trình ngoại khóa liên trường câu lạc bộ tiếng Anh năm học 2024-2025 dành cho học sinh khối 9.

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

(GLO)- Chiều 8-4, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (Sở Y tế Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku kiểm tra đột xuất tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương (535 Phạm Văn đồng, phường Đống Đa, TP. Pleiku) để xác minh thông tin phản ánh của người dân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại đây.