Vì sao nhân viên nhất quyết đề nghị xử lý sếp cũ trong vụ ở Ban quản lý dự án Nghi Sơn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tòa án nhân dân TP.Hà Nội mới đây đã tuyên án sơ thẩm các bị can trong vụ lập quỹ trái phép, xảy ra ở Ban quản lý dự án Nghi Sơn. 2 bị cáo kháng cáo, 1 người đề nghị phải xử lý hình sự sếp cũ.

Cụ thể, ngày 30/9, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đã tuyên án đối với 3 bị cáo trong vụ lập quỹ trái phép, xảy ra ở Ban quản lý Dự án Công trình liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Ban QLDA Nghi Sơn).

3 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án này gồm Trần Khắc Hiệp (SN 1957, nguyên Trưởng Ban Quản lý dự án Nghi Sơn), Lê Xuân Hoàng (SN 1962, nguyên Kế toán trưởng, Trưởng Phòng Tài chính kế toán, Ban Quản lý dự án Nghi Sơn), Nguyễn Mạnh Tấn (SN 1981, nguyên nhân viên Phòng Tài chính kế toán, Ban Quản lý dự án Nghi Sơn).

Cả 3 bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố tội "Lập quỹ trái phép", quy định tại Điều 205, khoản 3, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bản án sơ thẩm, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Khắc Hiệp, bị cáo Lê Xuân Hoàng 4 năm tù; bị cáo Nguyễn Mạnh Tấn bị tuyên phạt 2 năm tù.

Hội đồng xét xử sơ thẩm cũng buộc bị cáo Hiệp phải bồi thường 10 tỷ đồng cho PVN, ghi nhận bị cáo đã nộp lại hơn 7 tỷ. Với bị cáo Hoàng, người này bị buộc phải khắc phục 9 tỷ đồng, hiện đã nộp được 200 triệu đồng.

 

 3 bị cáo trong phiên sơ thẩm.
3 bị cáo trong phiên sơ thẩm.


Hội đồng xét xử kết luận, nguyên Trưởng Ban Quản lý dự án Nghi Sơn Trần Khắc Hiệp giữ vai trò chính, người này chỉ đạo và trực tiếp ký 79 hợp đồng để gửi 1.600 tỷ vào MB Thanh Hóa, 4,7 tỷ vào Oceanbank Thanh Hóa.

Trần Khắc Hiệp sau đó chỉ đạo để ngoài sổ sách số tiền lãi hơn 19 tỷ để chi nội bộ, đối ngoại.

Với Lê Xuân Hoàng, người này đã bàn bạc, thống nhất với Trần Khắc Hiệp trong việc gửi tiền. Hoàng cũng là người quản lý, thu chi khoản tiền lãi hơn 19 tỷ đồng, Hoàng có vai trò sau bị cáo Trần Khắc Hiệp.

Nguyên nhân viên Phòng Tài chính kế toán, Ban Quản lý dự án Nghi Sơn Nguyễn Mạnh Tấn đã tiếp nhận ý chí của 2 người trên, tiếp nhận số tiền lãi hơn 6 tỷ đồng, quản lý theo sự chỉ đạo của Hoàng, Tấn được xác định là đồng phạm với vai trò giúp sức trong vụ án.

Hội đồng xét xử nhận định, hành vi của các bị cáo là rất nghiêm trọng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, gây thiệt hại cho Nhà nước.



https://danviet.vn/vi-sao-nhan-vien-nhat-quyet-de-nghi-xu-ly-sep-cu-trong-vu-o-ban-quan-ly-du-an-nghi-son-20201021142355015.htm
 

Theo PHẠM HIỆP (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bắt 13 đối tượng trong đường dây buôn ma túy số lượng lớn từ Lào, Sơn La về Thái Bình

Bắt 13 đối tượng trong đường dây buôn ma túy số lượng lớn từ Lào, Sơn La về Thái Bình

Bộ Công an vừa có Thư khen gửi Công an tỉnh Thái Bình về thành tích đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia. Công an tỉnh Thái Bình bắt giữ, khởi tố 13 đối tượng, thu giữ tổng cộng hơn 43kg ma túy các loại cùng nhiều vật chứng khác.