Vì sao biến thể Covid-19 JN.1 tồn tại dai dẳng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các phát hiện cho thấy biến thể Covid-19 JN.1 có khả năng lây nhiễm và trốn tránh miễn dịch cao hơn các biến thể trước đó.

Khả năng lây truyền của biến thể Covid-19 JN.1 vẫn là mối quan tâm, vì dữ liệu sơ bộ cho thấy sự lây lan gia tăng so với các chủng trước đó, theo Thư viện Y khoa Quốc gia của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (PMC).

Biến thể JN.1 có khả năng trốn tránh miễn dịch rất cao

Theo các nghiên cứu, nguyên nhân là do các đặc điểm riêng biệt của virus: Tăng khả năng lây nhiễm và trốn tránh miễn dịch. Không giống như những ngày đầu của dịch Covid-19, virus đã tiến hóa dưới áp lực miễn dịch, tạo ra các biến thể có đột biến phức tạp như S456L và L455S trên protein gai. Những đột biến này có khả năng trốn tránh miễn dịch rất cao.

Người cao tuổi, người béo phì và người có bệnh nền cần lưu ý vì dễ bị nhiễm biến thể JN.1 hơn
Người cao tuổi, người béo phì và người có bệnh nền cần lưu ý vì dễ bị nhiễm biến thể JN.1 hơn

JN.1 là thế hệ con cháu của biến thể BA.2.86, thuộc dòng Omicron. Protein gai của JN.1 đã tích lũy hơn 30 đột biến tăng cường khả năng bám dính, với sự bổ sung của một đột biến mới, L455S. Đột biến này thúc đẩy gai virus liên kết hiệu quả với tế bào của người. Điều này cản trở khả năng của kháng thể bám hiệu quả vào virus và ngăn chặn nhiễm trùng. Từ đó dẫn đến khả năng lây nhiễm cao hơn đáng kể.

Ngoài ra, cơ chế xuất hiện và sao chép của JN.1 trong tế bào người bệnh cũng khác nhau. Nghiên cứu gần đây được tiến hành ở châu Âu và Mỹ đã xác định rằng BA.2.86 xâm nhập vào các tế bào phổi tương tự như các biến thể tiền Omicron như delta, cho thấy khả năng trốn tránh hệ thống miễn dịch trong khi tiến hóa để tìm ra những cách khác nhau để lây nhiễm vào tế bào và lây truyền hiệu quả, theo PMC.

Những ai cần chú ý hơn?

Mặc dù ít có khả năng gây ra bệnh nặng, nhưng người cao tuổi, người béo phì và người có bệnh nền dễ bị nhiễm JN.1 hơn.

Bệnh nhân bị nhiễm JN.1 có thể gặp các triệu chứng như: Viêm họng, sốt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho khan dai dẳng, mệt mỏi, đau đầu, mất vị giác, mất khứu giác, đau cơ, viêm kết mạc, tiêu chảy và nôn mửa. Một triệu chứng hô hấp nghiêm trọng hơn cần theo dõi là khó thở, cần được chăm sóc y tế kịp thời.

Xét nghiệm kịp thời khi bắt đầu có triệu chứng và tự cách ly là rất quan trọng để giảm thiểu sự lây lan của JN.1.

Biến thể JN.1 đóng vai trò như lời nhắc nhở về khả năng thích ứng và tồn tại dai dẳng của virus, nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận đa chiều trong việc chống lại biến đổi của Covid-19.

Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.

4 điều cần biết để chăm sóc thận cho đúng

4 điều cần biết để chăm sóc thận cho đúng

Nhiều người thường ngày không để ý đến sức khỏe thận và chỉ bắt đầu quan tâm khi thận phát tín hiệu báo động. Đó là lúc thận xuất hiện triệu chứng do những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như sỏi thận, suy thận.

null