Về làng Chăm H’roi ở Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Buôn Ma Giai ở xã Đất Bằng có lẽ là ngôi làng có đông người Chăm H’roi định cư nhất của huyện Krông Pa nói riêng và cả tỉnh Gia Lai nói chung. Về thăm buôn, hỏi chuyện người già, chúng ta sẽ biết thêm nhiều điều thú vị về một thời đã qua trong lịch sử.

Tôi tìm đến nhà ông La O Loan thì trời vừa sẩm tối. Đã bước vào cái tuổi 101 nhưng trông ông vẫn còn rất khỏe. Ông cho biết: Năm ngoái, ông đã tổ chức lễ cúng lớn nhân dịp được nhận quà mừng thọ của Chủ tịch nước. Từng là chiến sĩ vệ quốc thời chống Pháp, trong những năm tháng chống Mỹ, ông là cán bộ Kinh tài của huyện rồi Công an xã. Chỉ tiếc là đôi tai đã hơi nặng nên đôi lúc phải nhờ người con trai cả-ông La O Khởi, năm nay cũng đã 73 tuổi-kể thay.

Theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ III, người Chăm Pa đã ngược dòng sông Ba thâm nhập lên vùng đất cao nguyên. Tuy nhiên, đến quãng năm 1149 trở đi, dưới triều Vua Jaya Harivarman I, người Chăm mới xâm nhập lên cao nguyên một cách mạnh mẽ. Vị vua này sau khi đánh bại các cuộc kháng cự của cư dân bản địa đã chiếm một vùng đất Tây Nguyên rộng lớn, phía Bắc đến tận Kon Tum, phía Nam đến miền Bắc tỉnh Đak Lak. Trong khoảng hơn 300 năm cho đến khi triệt thoái khỏi cao nguyên, người Chăm không những để lại trên các vùng đất này nhiều đền đài, chùa tháp cùng những ảnh hưởng về văn hóa, phong tục mà còn hòa huyết với cư dân bản địa sinh ra người Chăm H’roi.

Chăm H’roi, theo giải nghĩa của ông La O Khởi: “Chăm” là người Chăm Pa, “H’roi” là mặt trời mọc, tức người Chăm ở phía mặt trời mọc. Không ai biết buôn Ma Giai đã có từ bao giờ nhưng đến nay đã qua 2 lần mang tên người lập làng. Trước năm 1945 gọi là làng Ma Yú và từ năm 1972 trở lại đây là Ma Giai. Thời chống Mỹ, làng chỉ có chừng 60 hộ, nằm trong vùng căn cứ cách mạng. Sau năm 1975, làng mới dời ra nơi ở hiện tại với 150 hộ dân.

Ông La O Loan (bìa phải) và con trai. Ảnh: Ngọc Tấn

Ông La O Loan (bìa phải) và con trai. Ảnh: Ngọc Tấn

Lịch sử ghi nhận, tuy chiếm đất cao nguyên nhưng người Chăm vẫn tôn trọng phong tục, tập quán của dân bản địa. Chính người Chăm đã dạy cư dân bản địa cách thuần voi, luyện kim thuộc, có nơi còn dạy cách làm ruộng, dẫn thủy nhập điền. Chính bởi lẽ đó mà người bản địa nhiều nơi đã tiếp nhận văn hóa Chăm một cách tự giác. Ngược lại, người Chăm cũng tiếp thu và ảnh hưởng của nhiều tập tục văn hóa-xã hội của người dân bản địa. Với buôn Ma Giai, sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa Chăm-Jrai đã thể hiện rõ trong đời sống cộng đồng ở đây.

Về họ, so với người Jrai có tới 10 họ thì người Chăm H’roi ở đây chỉ có 8. Ngoài các họ giống người Jrai là Rơ Ô, Rơ Chăm, Rơ Lan, Ra Lan và Kpah, người Chăm H’roi có các họ Le O, Le Mo, Xô. Theo ông La O Khởi, 2 họ La O và Le Mo thực ra từ họ Rơ Ô mà ra. Ngôn ngữ của người Chăm H’roi tuy có pha ngôn ngữ Chăm nhưng về cơ bản giống người Jrai, có thể thông hiểu một cách dễ dàng.

Nói về phong tục tập quán, người Chăm H’roi cũng có tục chôn chung; lễ thức tang ma cơ bản giống người Jrai nhưng phong cách nhà mồ có khác. Nhà mồ của người Chăm H’roi xưa mộ người chết được ghép bằng gỗ thành hình khối rất đẹp. Người Chăm H’roi cũng theo mẫu hệ, con mang họ mẹ nhưng thể thức hôn nhân có một vài nét khác biệt người Jrai. Nếu người Jrai, con trai phải ở rể gần như trọn đời ở nhà vợ thì người Chăm H’roi lại có quy ước mỗi cặp vợ chồng phải luân phiên ở với cha mẹ hai bên một quãng thời gian bằng nhau (thường là 2 năm).

Hệ thống lễ hội của người Chăm H’roi cũng có lễ mừng lúa mới, đâm trâu, bỏ mả. Trong các sinh hoạt văn hóa này, nét khác biệt nhất của người Chăm H’roi với người Jrai là xoang và dàn nhạc cụ. Xoang của Người Chăm H’roi cơ bản khác người Jrai về nhịp điệu. Dàn nhạc cụ của người Chăm H’roi thường dùng trống đôi, cồng 3, chiêng 5. Chiêng Arap chỉ dùng trong lễ bỏ mả. Trống ở đây là trống Ghi-năng và Paranưng của người Chăm. Ông La O Loan chính là người chế tác loại trống này cho làng. Ông La O Khởi cho biết: Năm 1984, ông đã từng mang đội xoang cùng dàn nhạc cụ đi hội diễn và rất được hoan nghênh.

Trải qua biến thiên lịch sử, so với người Chăm H’roi ở Phú Yên hay Bình Định, người Chăm H’roi ở buôn Ma Giai có sự ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa của người Jrai. Sự giao thoa này cũng là điều tất yếu khi người dân nơi đây đã trải hàng bao đời sinh sống bên nhau. Tuy nhiên, với những gì còn lưu giữ cũng là sự góp phần đáng quý cho sự đa dạng, giàu bản sắc của văn hóa Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.