Uống thuốc giảm cân mua trên TikTok, bệnh nhân nữ bị tổn thương não nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiễm độc chất Sibutramin, tổn thương não nặng là tình trạng của bệnh nhân nữ (21 tuổi, Hà Nội) đang được điều trị tại Trung tâm chống độc-Bệnh viện Bạch Mai sau khi uống thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc mua trên TikTok.

Trước đó, bệnh nhân mua thuốc giảm cân này trên Tiktok và sử dụng liên tục hơn một tháng, mỗi ngày một viên. Lọ thuốc giảm cân mà người này sử dụng có chữ tiếng nước ngoài, quảng cáo với nội dung "7 ngày giảm 7 kg".

2thuoc-giam-can.jpg
Thuốc giảm cân người bệnh đang sử dụng. Ảnh nguồn vtcnews.vn

Cụ thể, vào khoảng 16 giờ ngày 21-2, bệnh nhân vẫn nói chuyện với con, nhưng đến khoảng 19 giờ 30 phút cùng ngày, gia đình phát hiện bệnh nhân trong trạng thái bất tỉnh, gọi hỏi không đáp ứng. Bệnh nhân không sốt, không co giật, không nôn.

Bệnh nhân ban đầu được đưa đến bệnh viện tư để cấp cứu. Kết quả chụp MRI cho thấy não có hình ảnh tổn thương vùng đồi thị hai bên. Gia đình xin chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị.

Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai gửi mẫu thuốc người bệnh sử dụng đến Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh An toàn thực phẩm Quốc gia để phân tích. Kết quả cho thấy trong thuốc giảm cân này chứa thành phần Sibutramin-một chất từng được sử dụng để điều trị béo phì nhưng đã bị cấm do nguy cơ gây ngộ độc, đột quỵ và các bệnh lý tim mạch.

Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai đã cứu sống bệnh nhân ngộ độc cấp, suy đa tạng do uống thuốc giảm cân.

Theo lời kể của bệnh nhân, người này mua cà phê giảm cân từ giới thiệu của người quen với mong muốn giảm cân. Đến ngày thứ tư sau khi uống, chị bắt đầu rơi vào trạng thái bất tỉnh, co giật toàn thân, được đưa vào viện cấp cứu. Kết quả chụp cắt lớp cho thấy não của bệnh nhân đã bắt đầu bị tổn thương.

TS. BS Nguyễn Trung Nguyên-Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai-khuyến cáo: Để giảm cân, người dân nên đi khám hoặc có lời khuyên trực tiếp từ bác sĩ hướng dẫn, đánh giá tình trạng và biện pháp cụ thể với từng người. Cách thức phổ biến và an toàn nhất vẫn là điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường vận động thể lực.

Để đảm bảo an toàn và có tác dụng mong muốn, với tất cả các sản phẩm thực phẩm chức năng và thuốc thì người dân vẫn không nên mua trên mạng xã hội, qua internet hay điện thoại.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội Gia Lai, từ ngày 1-6-2025, đơn vị dừng in thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy kể cả các trường hợp đề nghị cấp lại và cấp đổi thẻ BHYT, chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VNeID và không có căn cước công dân có gắn chíp.

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai: Cấp cứu thành công trẻ bị đạn ná cao su bắn vào mắt

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai: Cấp cứu thành công trẻ bị đạn ná cao su bắn vào mắt

(GLO)- Tin từ Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai, trưa 4-4, đơn vị tiếp nhận bệnh nhi A Thành Thế (SN 2016, xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum). Bệnh nhi bị một viên đạn ná cao su bắn thẳng vào mắt phải khi đang chơi đùa cùng bạn gây tổn thương nghiêm trọng, có nguy cơ mù vĩnh viễn.