Ung thư: Những bất thường dưới lưỡi không được chủ quan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ung thư lưỡi là loại ung thư nguy hiểm và có thể tiến triển nhanh. Bệnh xuất hiện khi một số thay đổi trong cấu trúc AND khiến tế bào lưỡi xảy ra đột biến, sau đó nhân không kiểm soát.

Tế bào ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên lưỡi, từ gốc đến phần dưới lưỡi. Khi đó, lưỡi sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bất thường, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Tế bào ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên lưỡi, từ gốc đến phần dưới lưỡi
Tế bào ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên lưỡi, từ gốc đến phần dưới lưỡi

Dấu hiệu đầu tiên cần nhắc đến là những tổn thương trông giống như một cục u hay mảng đỏ hoặc trắng bên dưới lưỡi. Tổn thương này chảy máu và kéo dài không khỏi, ngay cả khi đã dùng mọi cách.

Không những vậy, người bệnh còn xuất hiện cảm giác tê ở miệng. Cơn đau dữ dội cũng xuất hiện khi nói, cử động lưỡi hay nuốt thức ăn. Tế bào ung thư từ lưỡi cũng có thể ảnh hưởng đến hạch bạch huyết ở cổ, khiến hạch này viêm nhiễm, sưng lên và lộ trên da trông như cục u ở cổ. Ngoài ra, ung thư lưỡi còn kèm theo các triệu chứng như khó nuốt, đau cứng ở hàm và cổ, giọng nói thay đổi hay đau ở cổ, tai.

Các chuyên gia cho biết ung thư dưới lưỡi xảy ra khi một tác nhân nào đó khiến tế bào đột biến và phân chia không kiểm soát. Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư dưới lưỡi là hút thuốc, dùng thuốc lá nhai và các sản phẩm thuốc lá khác, uống nhiều rượu bia.

Các nghiên cứu cho thấy những người vừa dùng thuốc lá, vừa uống rượu bia thì nguy cơ mắc ung thư dưới lưỡi sẽ cao gấp 30 lần so với người không dùng 2 món này. Ngoài ra, các yếu tố như tuổi già, là nam giới và nhiễm virus u nhú (HPV) ở người cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dưới lưỡi.

Tuy nhiên, không phải cứ xuất hiện những tổn thương dưới lưỡi là do ung thư. Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể gây ra các tổn thương dưới lưỡi, chẳng hạn như do va chạm, chấn thương, vết loét, mụn rộp do virus HSV, nhiễm nấm, u nang hay sùi mào gà ở lưỡi do virus HPV.

Để ngăn ngừa ung thư lưỡi, một trong những điều đầu tiên cần làm là bỏ thuốc lá và rượu bia. Tiêm vắc xin ngừa HPV cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, việc thiết lập các thói quen lành mạnh cũng rất quan trọng. Chế độ ăn hằng ngày cần ưu tiên ăn rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Việc khám sức khỏe định kỳ có thể giúp bác sĩ sàng lọc và phát hiện sớm nếu ung thư xuất hiện, theo Healthline.

Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.