Đột phá: Liệu pháp điều trị ung thư mới tiêu diệt được 99% tế bào khối u

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa Biomedical Materials, các nhà khoa học đã phát minh ra một phương pháp có khả năng tiêu diệt 99% tế bào khối u ung thư mà không phá hủy các tế bào bình thường.

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học của Đại học Aston (Anh) do giáo sư Richard Martin đứng đầu. Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một phương pháp điều trị ung thư mới bằng cách sử dụng vật liệu kính sinh học được phủ kim loại gallium để tiêu diệt tế bào ung thư xương.

Các nhà khoa học đã phát minh ra một phương pháp mới đột phá có khả năng tiêu diệt 99% tế bào khối u ung thư mà không phá hủy các tế bào bình thường

Các nhà khoa học đã phát minh ra một phương pháp mới đột phá có khả năng tiêu diệt 99% tế bào khối u ung thư mà không phá hủy các tế bào bình thường

Kính hoạt kính sinh học, một vật liệu trám có thể liên kết với mô và cải thiện sức mạnh của xương và răng, đã được kết hợp với kim loại gallium để tạo ra một phương pháp điều trị tiềm năng cho ung thư xương.

Gallium có độc tính cao và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào ung thư "tham lam" sẽ hấp thụ nó và tự tiêu diệt, mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh.

Kết quả thật đáng kinh ngạc, khi có đến 99% tế bào khối u ung thư xương bị tiêu diệt và thậm chí có thể tái tạo xương bị bệnh, theo chuyên trang y khoa Medical Express.

Đáng chú ý, khi các nhà nghiên cứu nuôi cấy kính hoạt tính sinh học trong dịch cơ thể mô phỏng và sau 7 ngày, họ đã phát hiện ra các giai đoạn đầu của quá trình hình thành xương.

Giáo sư Martin cho biết: Những phát hiện vừa nêu có thể dẫn đến một phương pháp điều trị hiệu quả hơn và giảm tác dụng phụ, thậm chí có thể tái tạo xương bị bệnh.

Gallium có độc tính cao và nghiên cứu đã phát hiện các tế bào ung thư "tham lam" sẽ hấp thụ nó và tự tiêu diệt, mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh

Gallium có độc tính cao và nghiên cứu đã phát hiện các tế bào ung thư "tham lam" sẽ hấp thụ nó và tự tiêu diệt, mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh

Khi quan sát kính, chúng tôi có thể thấy sự hình thành của một lớp canxi phosphat/hydroxy apatit vô định hình trên bề mặt của các hạt thủy tinh hoạt tính sinh học, cho thấy sự phát triển của xương.

Tiến sĩ Lucas Souza, Trưởng phòng thí nghiệm y học tái tạo Dubrowsky Bệnh viện Royal Orthopaedic, người hợp tác với giáo sư Martin, nói rằng: Cần thử nghiệm thêm về tính an toàn và hiệu quả của các vật liệu sinh học này, nhưng kết quả ban đầu thực sự đầy hứa hẹn.

Các phương pháp điều trị chẩn đoán ung thư xương vẫn còn rất hạn chế và còn nhiều điều chúng ta chưa hiểu. Nghiên cứu như thế này rất quan trọng để hỗ trợ phát triển các loại thuốc mới và phương pháp điều trị mới, theo Medical Express.

Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.