UNESCO đưa nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào di sản cần bảo vệ khẩn cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 17 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra từ 28-11 đến 3-12 tại thủ đô Rabat (Maroc), UNESCO đã ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào danh sách Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. 

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân-Trưởng đại diện phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO-cho biết: "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, và cũng là danh hiệu thứ 4 của Việt Nam được tổ chức này vinh danh trong năm nay, cùng với các hồ sơ vừa được ghi vào Danh sách Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (Hà Tĩnh) và Bia ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) và Thành phố học tập Cao Lãnh. 

Quy trình làm gốm Chăm Bàu Trúc làm toát lên giá trị nghệ thuật đặc trưng, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển của mình. Ảnh tư liệu: Thanh Hà/TTXVN
Quy trình làm gốm Chăm Bàu Trúc làm toát lên giá trị nghệ thuật đặc trưng, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển của mình. Ảnh tư liệu: Thanh Hà/TTXVN

Sự ghi nhận này của UNESCO, đồng bào dân tộc và cộng đồng tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của nghề làm gốm truyền thống của người Chăm trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam; đồng thời thúc đẩy các biện pháp thiết thực và hiệu quả nhằm bảo tồn, vực dậy sức sống của di sản, tạo thêm nguồn lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản này, hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa theo hướng bền vững, bao trùm ở các địa phương, cộng đồng dân cư.

Gốm là vật dụng không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm. Gốm Chăm hiện nay còn hiện diện chủ yếu ở hai làng là Ligok (Trì Đức, tỉnh Bình Thuận) và Hamu Crok (Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận), tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ 12 đến nay. 

Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất thô sơ từ ngàn xưa. Làng Bàu Trúc tiếng Chăm gọi là Palei Hamu Craok (người Việt phát âm thành Ma Tró). Ngày xưa, làng còn có tên gọi khác là Danao Panrang, danh xưng theo đơn vị hành chính là thôn Vĩnh Thuận, ngày nay, gọi là khu phố Bàu Trúc.

Cả Ninh Thuận có đến hàng chục làng Chăm nhưng chỉ có đất từ cánh đồng bên bờ sông Quao của làng Bàu Trúc mới có thể làm được gốm. Đây là loại đất sét nổi tiếng dẻo, mềm. Không giống như gốm Bát Tràng ở Hà Nội hay gốm Chu Đậu ở Hải Dương, gốm Bàu Trúc có những nét độc đáo rất riêng. Đầu tiên phải nhắc tới nguyên liệu làm gốm hoàn toàn bằng đất sét mịn tự nhiên chỉ có ở triền con sông Quao chảy quanh làng. Đất sét được trộn với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ bí truyền của làng nghề. 

Tiếp đó, để làm ra sản phẩm gốm, những người phụ nữ ở Bàu Trúc không sử dụng bàn xoay như những nơi khác. Để tạo hình và làm mịn bề mặt sản phẩm, họ vừa đi giật lùi vòng quanh chiếc trục gốm đặt khối đất sét, vừa đều tay xoa vuốt. Sản phẩm càng cầu kỳ, càng nhiều chi tiết hoặc kích cỡ càng lớn thì thời gian đi giật lùi càng nhiều. Cứ thế, có những ngày, họ phải đi 5-7 km để dốc hết sức lực, tâm huyết cho “đứa con tinh thần” của mình.

Năm 2017, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công bố quyết định chứng nhận nghệ thuật làm gốm của người Chăm Bàu Trúc được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

PHƯƠNG VI(tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.