Ukraine thăng chức cho chỉ huy “Chiến dịch mạng nhện” sau cuộc tấn công vào căn cứ không quân chiến lược của Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sĩ quan Ukraine Robert Yosypovych Brovdi (biệt danh Madyar)-Chỉ huy “Chiến dịch mạng nhện” tấn công các căn cứ không quân chiến lược Nga vừa được bổ nhiệm làm chỉ huy mới của Lực lượng hệ thống không người lái Ukraine.

Theo đó, ông Brovdi đã chỉ huy đơn vị điều khiển máy bay không người lái FPV từ xa “Madyar Birds” tham gia tích cực vào các cuộc tấn công vào các sân bay của Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS), phá hủy nhiều máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga.

z6677619337974-4fee98a632395a566fc5a822b1c68b8a.jpg
Ông Robert Yosypovych Brovdi (biệt danh Madyar)-Chỉ huy “Chiến dịch mạng nhện” tấn công các căn cứ không quân chiến lược Nga. Ảnh/Nguồn: giaoducthoidai.vn

Sau khi được thăng chức, ông Brovdi đã công bố một cuộc cải cách quy mô lớn đối với các đơn vị điều khiển máy bay không người lái. Mục tiêu được vị chỉ huy này đề ra trong 100 ngày tại nhiệm tới đây là đảm bảo lợi thế về công nghệ ở mặt trận, cũng như tăng hiệu quả của Lực lượng hệ thống không người lái Ukraine.

Trước mắt là triển khai kinh nghiệm tập thể của các đơn vị SBS đã đạt được những thành tích xuất sắc. Tiếp theo là xây dựng một hệ thống minh bạch để đánh giá hiệu hiệu quả của các đơn vị với chỉ tiêu có 6-7 đơn vị SBS sẽ lọt vào top 10 đơn vị hiệu quả nhất của Lực lượng vũ trang Ukraine trong tương lai gần.

Các chiến thuật đối đầu mới với Lực lượng vũ trang Nga được đưa ra bao gồm 12 lớp huấn luyện bổ sung về chiều sâu chiến thuật có liên quan đến hoạt động của tất cả thành phần trong Lực lượng vũ trang Ukraine.

Cùng với đó là tăng khả năng của các cơ sở sản xuất đạn dược độc lập; thống nhất hậu cần và sử dụng rộng rãi hơn các hệ thống robot cho các nhiệm vụ tiếp tế với mục tiêu là tự sản xuất đạn dược cho UAV và giao đạn dược cho người vận hành một cách nhanh nhất. Đồng thời, tiến hành kiểm toán nhân sự và thành lập các lớp đào tạo tập trung.

z6677620914189-cdadb4bc8f816027e04963e3a0081b32.jpg
Thiệt hại ở một căn cứ Nga chụp từ trên cao trong "Chiến dịch mạng nhện" diễn ra ngày 1-6. Ảnh: Maxar/Nguồn: dantri.vn

Theo giới chuyên gia Nga, cần lưu ý rằng việc bổ nhiệm một nhà tổ chức giỏi và một chuyên gia trong lĩnh vực UAV như Robert Yosypovych Brovdi vào vị trí chỉ huy của Lực lượng hệ thống Không người lái Ukraine là một tín hiệu xấu đối với Nga.

Được biết, “Chiến dịch mạng nhện” do Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) thực hiện ngày 1-6. Đây là một trong những cuộc tấn công táo bạo nhất trong xung đột Nga-Ukraine nhắm vào loạt căn cứ không quân chiến lược của Nga.

Chiến dịch được SBU lên kế hoạch trong 18 tháng, dưới sự giám sát của Tổng thống Volodymyr Zelensky và Giám đốc SBU Vasyl Malyuk. SBU tuyên bố đã đánh trúng 41 máy bay chiến lược của Nga, phá hủy 13 chiếc và làm hư hại số còn lại.

Có thể bạn quan tâm

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

(GLO)-  Israel đã tấn công phủ đầu Iran nhằm làm suy yếu chương trình hạt nhân và kho tên lửa đạn đạo của nước này. Tehran sau đó đã có đòn đáp trả. Hai bên tiếp tục “ăn miếng trả miếng”. Tình hình Trung Đông nóng hơn cả xung đột Nga-Ukraine. 

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

Hàn Quốc nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc

Hàn Quốc nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc

(GLO)- Kể từ ngày nhậm chức tân tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Jae Myung đã có một loạt động thái quyết tâm lấy lại niềm tin của người dân xứ sở kim chi vào chính phủ, cũng như trong quan hệ quốc tế, trong đó có Trung Quốc, dù thực tế chính trị xã hội trong nước còn nhiều phức tạp.

'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thiên Vấn 2 nhằm thu thập mẫu từ một tiểu hành tinh. Đây là một phần trong các dự án khám phá không gian quy mô lớn của Trung Quốc, bao gồm thám hiểm Mặt trăng, sao Hỏa, phóng vệ tinh quan sát Trái đất và kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt trăng.

null