Nga công bố nguyên nhân sập hai cây cầu ở Bryansk và Kursk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các mảnh cầu vỡ rơi trúng một đoàn tàu chở khách theo tuyến Klimov-Moskva đang chạy qua gầm cầu, khiến 7 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Hiện trường vụ sập cầu khiến tàu khách bị vùi lấp ở Bryansk, Nga, ngày 1/6/2025. (Ảnh: THX/TTXVN)
Hiện trường vụ sập cầu khiến tàu khách bị vùi lấp ở Bryansk, Nga, ngày 1/6/2025. (Ảnh: THX/TTXVN)

Đại diện chính thức của Ủy ban điều tra Nga Svetlana Petrenko tuyên bố, hai cây cầu của nước này ở hai tỉnh biên giới với Ukraine là Bryansk và Kursk bị sập là do nổ.

Người đứng đầu cơ quan này Alexander Bastrykin đã chỉ thị chuyển hai hồ sơ hình sự cho Cục điều tra của Ủy ban điều tra Nga.

Cây cầu cạn trên tuyến đường sắt Vygonichi-Pilshino ở tỉnh Bryansk bị sập lúc 22h50 ngày 31/5. Các mảnh cầu vỡ rơi trúng một đoàn tàu chở khách theo tuyến Klimov-Moskva đang chạy qua gầm cầu, khiến 7 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Vài giờ sau, vào lúc 3h ngày 1/6, một cây cầu đường sắt khác cũng bị nổ tung ở tại quận Zheleznogorsk của tỉnh Kursk khi đoàn tàu chở hàng đang chạy qua.

Theo Ủy ban điều tra, người lái tàu và hai trợ lý của ông đã bị thương.

Cơ quan điều tra đã khởi tố hình sự cả hai vụ việc, tuy không nêu rõ có phải theo điều khủng bố hay không.

Bộ trưởng Giao thông Roman Starovoit đích thân kiểm soát tình hình khẩn cấp. Nhân viên ủy ban điều tra đang làm việc tại hiện trường.

Trong khi đó, Công ty Đường sắt Nga cho biết người thân của những hành khách thiệt mạng trên chuyến tàu Klimov-Moskva sẽ được chi trả 2,2 triệu ruble mỗi người.

Những người bị thương đang được chuyển đến các bệnh viện tốt nhất trong tỉnh và về Moskva.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

(GLO)-  Israel đã tấn công phủ đầu Iran nhằm làm suy yếu chương trình hạt nhân và kho tên lửa đạn đạo của nước này. Tehran sau đó đã có đòn đáp trả. Hai bên tiếp tục “ăn miếng trả miếng”. Tình hình Trung Đông nóng hơn cả xung đột Nga-Ukraine. 

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

Hàn Quốc nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc

Hàn Quốc nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc

(GLO)- Kể từ ngày nhậm chức tân tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Jae Myung đã có một loạt động thái quyết tâm lấy lại niềm tin của người dân xứ sở kim chi vào chính phủ, cũng như trong quan hệ quốc tế, trong đó có Trung Quốc, dù thực tế chính trị xã hội trong nước còn nhiều phức tạp.

'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thiên Vấn 2 nhằm thu thập mẫu từ một tiểu hành tinh. Đây là một phần trong các dự án khám phá không gian quy mô lớn của Trung Quốc, bao gồm thám hiểm Mặt trăng, sao Hỏa, phóng vệ tinh quan sát Trái đất và kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt trăng.

null