UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bưu điện tỉnh nộp lại số tiền hơn 5,1 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND tỉnh Bình Định yêu cầu Bưu điện tỉnh Bình Định chấn chỉnh, chấm dứt việc cho thuê đất, văn phòng không đúng quy định.
Ngày 6/8, ông Trần Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định xác nhận, UBND tỉnh này đã có công văn đề nghị Bộ Thông tin & Truyền thông chỉ đạo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam chấn chỉnh việc sử dụng đất của Bưu điện tỉnh Bình Định đối với cơ sở nhà đất Bưu điện An Dương Vương.
Vừa qua, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định đã tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng đất đai, trụ sở làm việc tại Bưu điện An Dương Vương (số 2, đường Trần Thị Kỷ, phường Lý Thường Kiệt, TP.Quy Nhơn) - Đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh Bình Định.
Theo UBND tỉnh Bình Định, Bưu điện tỉnh Bình Định có đơn vị trực thuộc là Bưu điện An Dương Vương hiện đang sử dụng khu đất có diện tích gần 5.000m2 đã được UBND tỉnh Bình Định cho thuê vào ngày 1/10/2007, mục đích kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, hình thức thuê trả tiền thuê hàng năm, thời hạn thuê đất đến ngày 16/6/2047.

Bưu điện tỉnh Bình Định. Ảnh: Dũ Tuấn.
Bưu điện tỉnh Bình Định. Ảnh: Dũ Tuấn.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng nhận thấy, hiện trạng sử dụng khu đất ngoài đặt trụ sở làm việc của Bưu cục Quy Nhơn, Bưu điện An Dương Vương còn được cho các tổ chức thuê lại đất và trụ sở làm việc.
Theo UBND tỉnh Bình Định, việc Bưu điện tỉnh Bình Định cho các tổ chức thuê lại đất, văn phòng làm việc tại cơ sở nhà đất nêu trên là không đúng quy định theo Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 01/2017/NĐ-CP tháng 1/2017 của Chính phủ và các quy định pháp luật liên quan.
Kết quả kiểm tra cho thấy, các khoản thu liên quan đến việc cho thuê, hợp tác, kinh doanh, liên doanh, liên kết của Bưu điện tỉnh Bình Định đối với cơ sở nhà đất tại Bưu điện An Dương Vương từ năm 2009 đến ngày 31/3/2020 là hơn 19,8 tỷ đồng.
UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Thông tin & Truyền thông chỉ đạo Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Bưu điện tỉnh Bình Định sử dụng đúng mục đích diện tích đất đã thuê tại lô đất số 2, đường Trần Thị Kỷ (TP.Quy Nhơn).
Khẩn trương chấn chỉnh, chấm dứt việc cho các đơn vị thuê làm việc tại cơ sở này không đúng mục đích. Đặc biệt, nộp lại toàn bộ số tiền thu được từ việc cho thuê tài sản không đúng quy định vào ngân sách Trung ương, đối với khoản thu phát sinh từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2019 (hơn 5,1 tỷ đồng) và số tiền thu từ ngày 1/1/2020 cho đến khi kết thúc việc cho thuê trên.
Dũ Tuấn (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.