Tỷ phú nuôi chim yến, trồng cây ăn trái ở Bình Dương được tặng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó chính là tỷ phú nông dân Tống Văn Hướng (SN 1970) ở xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Với mô hình chăn nuôi công nghệ cao, trồng trái cây đặc sản và nuôi chim yến, ông Tống Văn Hướng có thu nhập 8 tỷ đồng/năm.

Vinh dự, tự hào khi được tặng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước

Là người đam mê làm nông nghiệp, nhiều năm qua tỷ phú nông dân Tống Văn Hướng ở xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, làm nông nghiệp sạch.

Ông Hướng đã thực hiện nhiều mô hình trong nông nghiệp thành công. Hiện tỷ phú nông dân Tống Văn Hướng đang sở hữu 30ha cao su; 20ha cây ăn trái, 7ha trang trại chăn nuôi heo, gà cùng với 8 nhà nuôi yến.

 

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho tỷ phú nông dân Tống Văn Hướng (SN 1970) ở xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Đức Quảng.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông Trần Tuấn Anh-Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho tỷ phú nông dân Tống Văn Hướng (SN 1970) ở xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Đức Quảng.


Ông Tống Văn Hướng cũng là người đứng lên liên kết các hộ nông dân thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ thương mại Minh Hòa Phát.

Hiện, diện tích trồng cây ăn trái các loại của HTX là 150ha, trong đó có 50ha bưởi da xanh, 20ha cam sành; 50ha quýt đường, 10ha bơ, 5ha chanh không hạt; còn lại là sầu riêng.

Với sản lượng 2.000 tấn trái cây các loại. Lãi ròng của HTX hiện nay khoảng 20 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí. HTX đang duy trì 12 xã viên, cùng 50 lao động thường xuyên với mức lương 6 triệu đồng/tháng.

Với thành tích xuất sắc đạt được, năm 2020, ông Tống Văn Hướng được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020".

Mới đây, tại Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI, giai đoạn 2017-2022, tỷ phú nông dân Tống Văn Hướng cũng là đại diện duy nhất của tỉnh Bình Dương được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước.

Bày tỏ niềm phấn khởi, hân hoan khi được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước, tỷ phú Tống Văn Hướng ở xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương chia sẻ: "Đây là niềm tự hào, vinh dự đối với tôi và cả gia đình. Tôi sẽ tiếp tục cố gắng, phấn đấu lao động sản xuất tốt hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội, quê hương, đất nước".

Tỷ phú nông dân đa tài: Trồng cây ăn trái đặc sản, chăn nuôi công nghệ cao

Kể về quá trình làm nông nghiệp của mình, tỷ phú nông dân Tống Văn Hướng cho biết, ông vốn quê ở Hải Dương, năm 1994, ông cùng gia đình Nam tiến vào Minh Hoà, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương lập nghiệp.


 

Tỷ phú nông dân Tống Văn Hướng đang chăm sóc vườn cây ăn trái đặc sản được trồng theo chuẩn VietGAP của mình tại xã Minh Hoà, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tỷ phú nông dân Tống Văn Hướng đang chăm sóc vườn cây ăn trái đặc sản được trồng theo chuẩn VietGAP của mình tại xã Minh Hoà, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Nguyên Vỹ



Đặt chân lên vùng đất mới, ông làm giáo viên còn vợ làm công nhân cao su. Những tưởng sẽ mãi gắn bó với nghề giáo ở Minh Hòa nhưng đến năm 199 ông Hướng rẽ ngang sang làm nông. Lý do chuyển nghề như ông nói là vì quá đam mê với công việc đồng áng, đam mê với cây và đất như những người nông dân ở Hải Dương quê ông.

Ông Hướng nói rằng, vùng đất Minh Hòa có rất nhiều lợi thế để làm nông nghiệp. Không những khí hậu mà thổ nhưỡng ở đây đều rất thuận lợi, từ những cây ngắn ngày đến cây trồng lâu năm như cao su, điều, tiêu và cây có múi như cam, quýt, bưởi…

Ban đầu ông Hướng trồng 1ha cây tiêu, cây điều. Thời đó nông sản có giá, nhất là hạt tiêu, hạt điều, ông tích cóp rồi vay mua thêm 2ha nữa để trồng xen canh khoai mì trên đất cao su.

"Ngày đó đất đai còn rẻ, gom được đồng nào tôi mua đất hết. Đất tốt, tôi trồng nhiều loại cây trồng, cây gì cũng phát triển nhanh. Lấy ngắn nuôi dài, cứ thế tôi mở mang thêm diện tích cây trồng và niềm đam mê trồng trọt cũng lớn dần. Vốn liếng tôi đều đổ vào đó", ông Hướng tâm sự.

Sau khi xây dựng được trang trại cây trồng, ông Hướng quyết định đầu tư vào chăn nuôi gà. Năm 2003, ông Tống Văn Hướng là một trong những nông dân đầu tiên đưa mô hình nuôi gà lạnh về tỉnh Bình Dương.

 

 Mỗi năm ông Tống Văn Hướng lãi ròng trung bình 8 tỷ đồng từ mô hình trồng cây ăn trái đặc sản và chăn nuôi công nghệ cao. Ảnh: Nguyên Vỹ
Mỗi năm ông Tống Văn Hướng lãi ròng trung bình 8 tỷ đồng từ mô hình trồng cây ăn trái đặc sản và chăn nuôi công nghệ cao. Ảnh: Nguyên Vỹ


Từ một trại nuôi gà lạnh ban đầu, đến nay ông Hướng đã có 7 trại gà lạnh, 2 trại heo cũng nuôi theo công nghệ trại lạnh. Ông Hướng cũng là một trong những nông dân đầu tiên ở Bình Dương áp dụng công nghệ này. Cũng từ mô hình nuôi gà, nuôi heo trong trại lạnh của ông Hướng, phong trào đầu tư vốn để chăn nuôi hiện đại, khép kín lan ra khắp địa phương.

Từ năm 2005-2012, ông Hướng lại lấy lợi nhuận từ các trại chăn nuôi mua thêm 15ha đất nữa để phát triển cây ăn trái và làm nhà nuôi chim yến.

Ông Hướng kể, chính quãng thời gian làm Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Hòa (1999-2012) cũng giúp ích rất nhiều cho bản thân và các hội viên nâng cao kiến thức thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, các hội thảo chuyên đề. Từ các lớp học này, ông tham gia gầy dựng trung bình từ 4-5 mô hình sản xuất nông nghiệp điển hình mỗi năm cho địa phương.

Năm 2017, ông Hướng đứng lên liên kết các hộ nông dân thành lập HTX Nông nghiệp thương mại dịch vụ Minh Hòa Phát. Tính đến nay, diện tích trồng cây ăn trái các loại của HTX là 150ha, trong đó có  50ha bưởi da xanh, 20ha cam sành; 50ha quýt đường, 10ha bơ, 5ha chanh không hạt; còn lại là sầu riêng.

"Riêng tôi đang sở hữu 30ha cao su; 20ha cây ăn trái, 7ha trang trại chăn nuôi heo, gà cùng với 8 nhà nuôi yến. Lãi ròng từ các mô hình nói trên đạt 8 tỷ đồng mỗi năm sau khi trừ chi phí", ông Hướng tự tin nói.

https://danviet.vn/ty-phu-nong-dan-o-binh-duong-duoc-tang-huan-chuong-lao-dong-hang-ba-cua-chu-tich-nuoc-20221120172724947.htm

Theo Thu Hà (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null