Tuyệt tác đúc đồng xứ Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nằm bên bờ Nam sông Hương, cách kinh thành Huế chừng 3 cây số về phía Tây Nam có một làng nghề đúc đồng truyền thống lừng danh. Đó chính là Phường Đúc, nơi đúc nên những tuyệt tác đồ đồng được công nhận là bảo vật quốc gia có một không hai của Việt Nam.
Bộ Cửu đỉnh, Bảo vật Quốc gia của Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Bộ Cửu đỉnh, Bảo vật Quốc gia của Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Theo sách Ô Châu cận lục của tiến sĩ Dương Văn An viết năm 1553, vào đầu thế kỉ 17, tức dưới thời chúa Nguyễn, làng nghề đúc đồng này thuộc địa phận làng Dương Xuân, tổng Vĩ Dạ, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong. Đến thời các vua nhà Nguyễn, cụ thể là dưới triều Tự Đức (1847-1883) làng Dương Xuân được tách thành 2 làng là Dương Xuân Thượng và Dương Xuân Hạ. Nay làng đúc đồng Huế nằm trên địa bàn phường Phường Đúc và một phần của phường Thủy Xuân, Thành phố Huế.
Tạo hoa văn trên khuôn đúc. Ảnh: Thái Hoàng
Tạo hoa văn trên khuôn đúc. Ảnh: Thái Hoàng
1. Nói về xuất xứ cũng như cái tên của làng nghề này ngẫm cũng có đôi điều thú vị. Bởi theo như gia phả của dòng họ Nguyễn ở làng đúc đồng Phường Đúc thì thủy tổ của nghề đúc đồng nơi đây là cụ Nguyễn Văn Lương, quê làng Đồng Xá, Siêu Loại (tỉnh Bắc Ninh ngày nay).
Vào thế kỉ 17, khi chọn Huế làm nơi xây dựng cơ nghiệp, các chúa Nguyễn đã trưng tập thợ khéo cả nước, trong đó có thợ đúc đồng về đây phục vụ việc xây dựng các tư dinh, phủ đệ, đúc khí giới, tiền xu và sản xuất vật dụng phục vụ nhu cầu của phủ chúa.
Thời bấy giờ, dân làm nghề đúc từ các nơi kéo về tập trung sinh sống, hành nghề thành hội thành phường ở làng Dương Xuân nên dân trong vùng quen gọi là “Phường Đúc”, tức phường thợ đúc, rồi lâu dần thành tên gọi.
Thời ấy, Phường Đúc có 5 xóm nghề gồm: Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền. Trong đó, Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai xóm có nghề đúc đồng lớn nhất và danh tiếng nhất. Từ đó về sau đến đời các vua nhà Nguyễn, nghề đúc đồng ở Phường Đúc càng có cơ hội phát triển mạnh thêm.
Có thể nói, thời nhà Nguyễn nghề đúc đồng ở Huế được xem là phát triển rực rỡ và huy hoàng nhất. Rất nhiều sản phẩm của người thợ đúc đồng Phường Đúc thời ấy nay đã trở thành những kiệt tác di sản trong kho tàng văn hóa vật thể của kinh thành Huế, trong đó có những kiệt tác đã được nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia như: Bộ vạc đồng thời chúa Nguyễn được đúc từ năm 1659 đến 1684, quả đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đúc vào năm 1710, bộ Cửu đỉnh (9 đỉnh lớn) đặt trước Thế Miếu được đúc từ năm 1835 đến 1837 và bộ cửu vị thần công (9 khẩu đại pháo) đặt trước Ngọ Môn được đúc từ năm 1803 đến 1804.
Các nghệ nhân làng nghề Phường Đúc xứ Huế nổi tiếng với kĩ thuật đúc chuông đồng có âm hay, dáng đẹp. Ảnh: Thái Hoàng
Các nghệ nhân làng nghề Phường Đúc xứ Huế nổi tiếng với kĩ thuật đúc chuông đồng có âm hay, dáng đẹp. Ảnh: Thái Hoàng
2. Sản phẩm đúc đồng xứ Huế nổi tiếng tinh xảo và bền đẹp bất chấp thời gian. Ví như bộ cửu đỉnh đúc vào năm 1835 dưới triều vua Minh Mạng được giới nghiên cứu đánh giá không chỉ là biểu tượng uy quyền của nhà vua mà còn được ví như một bộ "Dư địa chí”, bộ “Bách khoa thư” về nước Việt Nam hồi cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20.
Tổng thể 162 hình chạm khắc tinh xảo trên cửu đỉnh mô tả các vì tinh tú, hiện tượng thiên nhiên và các thắng cảnh, sản vật tiêu biểu của nước Việt ta thời ấy như sông núi, biển đảo, cỏ cây, chim muông, hoa lá, xe cộ, thuyền bè, vũ khí... hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên, sông núi, đất trời Việt Nam gấm vóc, tươi đẹp, hùng cường.
Điều đó khiến cho người đời sau không những trầm trồ thán phục về tài nghệ của các bậc nghệ nhân xưa mà còn tự hào về tầm nhìn xa trông rộng của các bậc tiền nhân trong việc trao truyền các giá trị sử liệu cho hậu thế.
Vạc đồng thời Nguyễn trong Hoàng Thành, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Vạc đồng thời Nguyễn trong Hoàng Thành, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Ngày nay, nghề đúc đồng truyền thống ở Huế đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với kĩ thuật và công nghệ cao hơn. Các nghệ nhân đúc đồng ở phường Phường Đúc hiện nay đã cho thấy tay nghề và sự tài hoa của họ không hề thua kém các bậc cha ông đi trước. Nhiều lớp nghệ nhân ra đời và trở nên nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc và cả ở nước ngoài như các nghệ nhân Nguyễn Văn Sính, Nguyễn Văn Viện, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Trai, Nguyễn Văn Tuệ, Nguyễn Văn Niệm, Lê Văn Sơn...
3. Ngoài các sản phẩm truyền thống nổi tiếng xưa nay như chuông, tượng, lư, đèn... các nghệ nhân Phường Đúc hiện nay đã nghiên cứu đúc thành công nhiều sản phẩm độc đáo, có giá trị nghệ thuật lẫn kinh tế cao. Điển hình như tượng danh tướng Trần Hưng Đạo cao 10,2m, nặng 21,6 tấn đặt tại công viên Vị Hoàng, TP.Nam Định; tượng Như Lai cao 4,3m đặt tại chùa Kim Thành, TP.Plây Cu, tỉnh Gia Lai; trống đồng đặt tại Bảo tàng Quang Trung (Bình Định)...
Đặc biệt, nhân kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Văn Sính và các học trò đã lập kỉ lục khi đúc thành công quả đại hồng chung cho chùa Bái Đính ở Ninh Bình với kích cỡ khổng lồ cao 5,5m, đường kính 3,7m, nặng 36 tấn, được xem là quả chuông lớn nhất Đông Nam Á.
 Hoa văn tinh xảo trên nòng một trong số những khẩu đại bác trong bộ Bảo vật Quốc gia Cửu vị thần công đặt trước cửa Ngọ Môn, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Hoa văn tinh xảo trên nòng một trong số những khẩu đại bác trong bộ Bảo vật Quốc gia Cửu vị thần công đặt trước cửa Ngọ Môn, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Hiện nay, ở phường Phường Đúc mộ và nhà thờ ông tổ nghề đúc đồng đã được nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Toàn phường hiện có khoảng 60 hộ làm nghề đúc đồng, thu hút chừng 300 lao động làm việc thường xuyên, sản phẩm không chỉ có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước mà đã xuất đi được nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, đem lại tổng doanh thu gần 10 tỉ đồng/năm (khoảng hơn 400.000 USD).
Khuôn đúc trống đồng cỡ đại được đắp bằng đất sét và nhiều loại phụ gia đặc biệt khác nhau. Ảnh: Thái Hoàng
Khuôn đúc trống đồng cỡ đại được đắp bằng đất sét và nhiều loại phụ gia đặc biệt khác nhau. Ảnh: Thái Hoàng
Sản phẩm tượng Phật đồng nghìn tay nghìn mắt của làng nghề đúc đồng Phường Đúc, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Sản phẩm tượng Phật đồng nghìn tay nghìn mắt của làng nghề đúc đồng Phường Đúc, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Một khẩu đại bác bằng đồng trong bộ Bảo vật Quốc gia Cửu vị thần công đặt trước cửa Ngọ Môn, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
Một khẩu đại bác bằng đồng trong bộ Bảo vật Quốc gia Cửu vị thần công đặt trước cửa Ngọ Môn, Huế. Ảnh: Thái Hoàng
 
 Ông Lê Trường Lưu (áo kẻ) - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế - tham quan gian trưng bày sản phẩm đúc đồng truyền thống Huế tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019. Ảnh: Thái Hoàng
Ông Lê Trường Lưu (áo kẻ) - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế - tham quan gian trưng bày sản phẩm đúc đồng truyền thống Huế tại Festival Nghề truyền thống Huế 2019. Ảnh: Thái Hoàng
Trải qua hơn 4 thế kỷ hình thành và phát triển cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử mảnh đất Cố đô, những người thợ đúc đồng tài hoa xứ Huế vẫn bền bỉ giữ lửa nghề cho đến hôm nay, làm rạng danh một làng nghề truyền thống để tiếp tục truyền đời cho hậu thế mai sau.
Theo PHÓNG SỰ CỦA THÁI HOÀNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.