Tuyên Quang: Phát hiện một số hang động tiền sử ở huyện Chiêm Hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong đợt khảo sát, điều tra khảo cổ học vào tháng 7, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang đã phát hiện nhiều địa điểm có dấu tích văn hóa của người tiền sử trong hang động thuộc vùng núi đá vôi huyện Chiêm Hóa.

 (Ảnh chỉ có tính minh họa: Minh Đức/TTXVN)
(Ảnh chỉ có tính minh họa: Minh Đức/TTXVN)



Đó là hang Pù Chùa thuộc xã Minh Quang và hang Ngần, hang Khỉ thuộc xã Phúc Sơn.

Thông tin trên do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam, Trưởng đoàn khảo sát khảo cổ tại tỉnh Tuyên Quang cho biết ngày 24/9.

Các di tích trên có đặc điểm địa hình chung là những hang động phân bố trên sườn những ngọn núi đá vôi thấp, gần sông, cận suối.

Hang Pù Chùa thuộc bản Cuống, xã Minh Quang. Hang phân bố ở lưng chừng sườn phía Đông Nam một quả núi lớn, ở độ cao hơn 50m so với chân núi.

Cửa hang nhỏ có hình vòm nhỏ mở về phía Đông Nam, trông ra một thung lũng lớn. Đường lên hang rất thuận tiện.

Bề mặt hang khá bằng phẳng rộng trên 100m2, vào sâu bên trong lòng hang chia làm nhiều ngách, trần hang hình vòm ít nhũ rủ. Phần lớn diện tích lòng hang nhận được ánh sáng tự nhiên, thuận lợi cho con người cư trú. Cách hang chừng 200m về phía Đông Nam có dòng suối lớn chảy qua.

Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, dấu tích của người tiền sử tìm thấy tập trung chủ yếu gần cửa hang. Căn cứ vào hố đào trong hang cho thấy, tầng văn hóa khảo cổ khá mỏng khoảng 0,4m.

Các nhà khảo cổ đã thu thập được một bộ di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá và đồ gốm được tìm thấy ở sát vách hang.

Bộ sưu tập đồ đá gồm gần chục rìu đá mài nhẵn, trong đó có rìu hình tứ giác, rìu hai vai và rìu một vai.

Về hình dáng rìu thì phần lưỡi to, phần đốc thu nhỏ lại và đều được mài từ hai mặt lại, tuy nhiên trên phần thân rìu còn bảo lưu nhiều vết ghè.

Đồ gốm có hàng chục mảnh gồm nhiều mảnh miệng, thân và đáy. Khảo sát những mảnh gốm cho thấy chúng chủ yếu được tạo bằng bàn xoay, chỉ có một số mảnh có dấu vết được nặn tay.

Phần lớn có hoa văn trang trí trên bề mặt với những mô típ kỹ thuật tạo hoa văn cổ sơ như vặn thừng đập, hay khắc vạch hình sóng nước nối tiếp nhau.

Những mảnh gốm này có thể được vỡ ra từ nhiều loại nồi, vò, bình gốm với nhiều kích cỡ khác nhau.

Dựa vào nghiên cứu tổng thể các di vật, vào kết cấu trầm tích địa tầng văn hóa, bước đầu các nhà nghiên cứu cho rằng, hang Pù Chùa là một di tích cư trú của người tiền sử, có niên đại thuộc hậu kỳ Đá mới, có niên đại khoảng 4.000 năm cách nay.

Đây là lần đầu tiên phát hiện được di tích của cư dân văn hóa hậu kỳ Đá mới trong hang động ở huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

Tại hang Ngần và hang Khỉ thuộc Bản Biến xã Phúc Sơn, đoàn khảo sát mới chỉ khảo sát trên bề mặt, chưa tiến hành đào thám sát nhưng đã phát hiện gần chục công cụ đá ghè đẽo, bao gồm công cụ chặt thô, công cụ mũi nhọn.

Đây là những công cụ lao động thô sơ mang tính đa năng của người tiền sử.

Trong một vách hang, còn lưu lại dấu vết lớp trầm tích chứa mảnh tước đá, vỏ ốc suối bị chặt cụt đuôi, ốc núi và xương răng động vật.

Căn cứ vào những dấu tích còn lại cho thấy, hang Ngần và hang Khỉ là những di chỉ cư trú của cư dân tiền sử thuộc thời đại Đá, niên đại có thể sớm hơn hang Pù Chùa.

Từ những bằng chứng khảo cổ nêu trên, có thể kết luận Chiêm Hóa là mảnh đất có tiềm năng khảo cổ.

Hiện các cơ quan hữu trách đang có kế hoạch đào thám sát hang Pù Chùa và khảo sát toàn bộ khu vực sơn khối đá vôi huyện Chiêm Hóa trong thời gian tới.

Lý Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.